Cây Sứ đại là loại cây ít bị sâu bệnh hại. Tuy nhiên một khi đã mắc bệnh thì là trường hợp cây bị bệnh nặng, có thể gây chết cây. Bệnh cây sứ đại thường xảy ra ở đọt, lá và đôi khi ở cả hoa và bộ rễ. Sau đây là các loại sâu bệnh hại trên cây sứ đại.
Bệnh này ở cây sứ đại là do nhện đỏ tấn công. Nhện đỏ rất khó phát hiện và cũng rất khó tiêu diệt. Chúng thường xuất hiện ở cây sứ vào thời điểm giao mùa. Kích thước nhện đỏ rất nhỏ, phải quan xát kỹ mới phát hiện được. Ngoài ra chúng hay lẫn phía dưới mặt lá.
Nhện đỏ gây tổn thương cho cây sứ nhiều nhất. Chúng sẽ bám vào lá và hút nhựa dẫn đến hiện tượng lá vàng đồng loạt. Vào mùa mưa nếu cây sứ bị rụng lá sẽ dẫn đến thoát nước qua lá giảm, rất dễ gây thối củ.
Dùng thuốc đặc trị nhện đỏ pha thêm chất bám dính để kéo dài thời gian tác dụng của thuốc. Tốt nhất bạn nên dùng chế phẩm sinh học Lục diệp trừ sâu để hạn chế các tác dụng phụ của thuốc bảo vệ thực vật. Nên phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều tối.
Lưu ý: Phun thật kỹ dưới mặt lá. Phun thêm xung quanh gốc. Nhện đỏ rất dễ lây và lây lan rất nhanh. Vì vậy nên phun tất cả các cây xung quanh, hoặc phun cả vườn nếu có thể. Sau 3 ngày, phun trở lại một lần như vậy để ngừa. Có thể ngừa nhện đỏ bằng cách phun định kỳ 10-15 ngày một lần.
Hiện tượng cây sứ đại bị thối nhũn là rất phổ biến và khó trị. Lúc đầu có thể là một chấm đen rồi lan ra rất nhanh. Nếu không phát hiện kịp cây sẽ bị thối mềm nhũn. Nhất là trong mùa mưa, có thể làm cho chết cả cây chỉ sau vài ngày.
Nguyên nhân: Có thể do vi khuẩn gây ra, khi độ ẩm quá cao hoặc do các vết thương từ sâu rầy gây ra.
Cắt bỏ hết chỗ nào bị thối mềm nhũn, đến hết chỗ lõi cây có đốm đen. Nếu không sẽ tiếp tục lây lan thối hết cả cây, lấy vôi bôi vào vết cắt để sát trùng. Dùng thuốc Batocide 12WP, Viben-C, Newkasuran 16.6 BTN… Đồng thời nên chú ý lượng nước tưới và cung cấp thêm các chất dinh dưỡng cho đất.
Loại sâu bệnh này rất dễ phát hiện, chúng thường bám vào phần ngọn của các nhánh sứ.
Diệt trừ nhện vàng không khó, chỉ cần sử dụng diệp lục trừ sâu phun vào sáng sớm hoặc chiều tối. Vài ngày sau khi phun thuốc thì nhện vàng sẽ hóa đen, nên phun thêm một lần nữa để diệt trừ hẳn.
Bệnh tấn công vào đọt làm thui chột đọt khiến cây sứ đại mất sức, mất cả đợt ra hoa, làm trụi lá. Đây được coi là thứ sâu bệnh hại trên cây sứ đại tai hại nhất
Nguyên nhân chủ yếu là do bướm đêm. Bướm đến đẻ trứng lên đọt non, cứ mỗi đọt chúng để lại đôi ba cái trứng, có chất nhựa dính chặt vào lá non. Trứng nhỏ bằng hột cát, tròn vo và trắng ngà. Khoảng vài ngày sau trứng nở thành một loại sâu nhỏ màu trắng. Sâu ăn các đọt non, lá non và do háo ăn nên lớn rất nhanh. Khi lớn sâu có màu xanh, loại sâu xanh này rất sợ ánh sáng, ban ngày chúng ẩn mình dưới mặt lá, ban đêm mới ra sức phá hại nên các đợt non của cây mới bị thui chột hết.
Sử dụng chế phẩm lục diệp trừ sâu hoặc thuốc trừ giống sâu này phun kỹ cả hai mặt lá. Và phun thuốc theo đúng định kỳ. Nếu trồng với số lượng cây ít có thể theo dõi sức khỏe của cây hằng ngày, khi phát giác có hiện tượng bất thường nào thì kịp thời chữa trị.
Tốt hơn là nên phun thuốc phòng ngừa. Nếu trồng đại trà chỉ còn cách phun thuốc phòng ngừa các loại bệnh hại theo đúng định kỳ là yên tâm nhất.
Nguồn: tronghoa.vn
LIÊN KẾT |