Nhiều người thích cây thủy sinh, có lẽ vì màu xanh ngọt ngào lả lơi dập dờn theo dòng nước của nó. Sự tiếp xúc gần gũi với những loại cây này dường như có thể chữa trị vết thương tâm hồn.
Những năm gần đây, nhờ các phương tiện thông tin đại chúng không ngừng phát triển, việc trồng cây thủy sinh đã trở nên ngày càng dễ dàng và phổ biến.
Loạt bài viết này sẽ trình bày những nội dung liên quan mật thiết đến các loại cây trồng trong nước. Cây thủy sinh tùy vào môi trường sinh trưởng mà có tác dụng khác nhau. Chỉ cần nắm vũng những phương pháp được trình bày trong các bài viết này thì việc chăm sóc cây thủy sinh sẽ trở nên đơn giản hơn.
Cây thủy sinh là toàn bộ hoặc một bộ phận cây cỏ sinh trưởng trong nước. Môi trường sống của cây thủy sinh trong tự nhiên là nước, do có sự biến đổi mang tính liên tục từ đất liền xuống nước, nên nó cũng có nhiều phương thức sinh tồn khác nhau.
Khái niệm về cây thủy sinh
Về cơ bản cây thủy sinh cũng giống những loại thực vật thông thường, nếu làm tốt 4 bước dưới đây là có thể trồng được cây thủy sinh.
Tùy vào từng chủng loại, nhu cầu về cacbonic, phân bón, ánh sáng mà có sự điều chỉnh khác nhau.
Cây quang hợp nhờ vào ánh sáng mặt trời. Lọ trồng cây thủy sinh nên đặt ở nơi có ánh sáng, chậu hoa đặt dưới ánh nắng, chậu cá đặt dưới ánh sáng nhân tạo.
Khí cacbonic cần cho việc quang hợp. Cho cacbonic vào chậu cá trồng cây thủy sinh sẽ thúc đẩy cây sinh trường. Khí cacbonic còn gọi là CO2
Ba nguyên tố cấu thành chủ yếu của nó là đạm, phosohor và kali. Cây thủy sinh dùng phân bón chuyên dụng, nếu cảm thấy cây thủy sinh thiếu sức sống, màu sắc nhạt có thể sử dụng với lượng vừa đủ.
Nước là thành phần không thể thiếu trong quá trình quang hợp của cây. Nhưng khác với cây trồng trong chậu, với cây sống trong nước không cần phải chú ý nhiều đến lượng nước, vấn đề là nước phải phù hợp với yêu cầu.
Nguồn: trongraulamvuon.com
LIÊN KẾT |