Dưới đây là bài viết mình sưu tập từ web CAYXINH và có tổng kết lại. Mong mọi người tham khảo và góp ý để có những thông tin hoàn thiện và hữu ích hơn!!!
1. Giới thiệu
Cây Dây Nhện còn có tên gọi khác là cây Lan Chi hoặc Lục thảo trổ, Cỏ mệnh môn, Luyến khách… có tên tiếng Anh: Spider Plant ( tên khoa học: Chlorophytum Comosum). Cây Dây Nhện có khả năng hấp thu Cacbonic và các khí độc vào ban đêm mà không cần ánh sáng nên thích hợp đặt trong phòng ngủ. Chỉ một cây Dây Nhện, trong vòng 24 giờ đồng hồ có thể làm sạch đến 85% lượng chất Formaldehyde trong phòng ngủ…
2. Công dụng cỏ lan chi.
-Ngoài việc dùng cây trang trí, Dây Nhện còn có nhiều công dụng rất tốt như thanh lọc không khí, hút khí C02 và những khí độc khác vào ban đêm (ngược lại với hầu hết các loài thực vật khác).
-Cây Dây Nhện có khả năng hấp thu Cacbonic và các khí độc vào ban đêm mà không cần ánh sáng nên rất thích hợp để đặt cây dây nhện trong phòng ngủ. Chỉ một cây Dây Nhện, trong vòng 24 giờ đồng hồ có thể làm sạch đến 85% lượng chất Formaldehyde trong phòng ngủ.
3. Đặc điểm nhận biết.
-Cây Dây Nhện là thực vật thân thảo, phần thân bị bao phủ bởi nhiều lớp lá chồng lên nhau. Thân cây ngắn nhưng ngược lại lá cây rất dài, nhọn và tỏa ra xung quanh. Lá cây màu xanh hơi nhạt, mép lá viền màu trắng. Cánh lá mỏng nhưng cứng và giòn.
-Cây phát triển thời gian dài có thể sinh cây con xung quanh. Trường hợp Dây Nhện được trồng trong chậu thì cây con thường mọc dài ra, treo lơ lửng ngoài không trung và lấy chất dinh dưỡng từ cây mẹ.
4. Ý nghĩa cỏ lan chi (cây dây nhện) trong cuộc sống.
-Cây dây nhện có kích thước nhỏ, tán lá dạng chùm kết hợp với khả năng thanh lọc không khi hiệu quả chính là lý do khiến các chậu cây dây nhện để bàn được ưa chuộng.
Không chỉ vậy, cây dây nhện phong thủy còn có ý nghĩa mang đến nhiều may mắn, tài lộc cho gia chủ. Trong công việc văn phòng có sự thăng tiến, trong công việc kinh doanh có sự hanh thông, thuận lợi rất phù hợp với người mệnh Mộc.
5. Các yếu tố giúp cây sinh trưởng tốt hơn.
-Cây dây nhện để bàn là loài cây tương đối dễ chăm sóc tuy nhiên để cây có thể sinh trưởng, phát triển tốt bạn nên chú ý tới các yếu tố mà Cây Xinh nêu ra dưới đây:
+ Ánh sáng: Ưa bóng, kỵ ánh sáng mạnh. Tuy nhiên đối với cây Dây Nhện trồng trong nhà trong thời gian dài dưới ánh sáng mạnh của mùa hè cũng vẫn có thể phát triển bình thường.
+ Nhiệt độ: Không chịu được lạnh giá cũng như nóng nực, nhiệt độ sinh trưởng thích hợp là 20 – 24°C. Vào mùa đông nên duy trì nhiệt độ trên 4°C.
+ Nước: Cây Dây Nhện ưa ẩn ướt, hệ thống rễ của cây trữ nước rất tốt, khả năng chịu hạn cao nhưng không được để tích nước, có thể thường xuyên phun nước lên lá để làm sạch.
+ Đất: Thích hợp với loại đất cát thoát nước tốt và màu mỡ.
+ Phân bón: Ưa bón, nếu không đủ chất dinh dưỡng, lá cây sẽ bị vàng, khô và già. Vài mùa sinh trưởng tốt nhất nên bón 2 tuần một lần phân nước. Những giống có hoa nên bón một ít đạm. Ngoài ra, nhiệt độ môi trường dưới 4°C cần ngừng bón và tưới nước.
6. Phương pháp nhân giống đơn giản.
– Giâm cành: Lấy một đoạn cây thân dây dài 5 – 10 cm có mầm non cắm vào trong đất, sau 7 ngày cành sẽ mọc rễ mới, sau 20 ngày có thể chuyển vào chậu, tưới đẫm nước sau đó đặt ở nơi râm mát. Tách gốc: Nhấc cây từ trong chậu ra, cắt hết gốc già, trên gốc sau khi được tách ra phải giữ lại 3 cành, sau đó có thể lần lượt đem trồng.
– Gieo hạt: Vào tháng 3 hằng năm, rắc hạt mầm, phủ lên 0,5cm đất, giữ ở nhiệt độ 150C, sau 2 tuần hạt có thể nảy mầm.
– Phòng chống bệnh thường gặp: Bệnh thối rễ, cần tăng cường điều tiết phân bón. Không nên tích nước trong chậu và phải thoáng gió. Ngoài ra, cần tăng cường kiểm tra, kịp thời lau sạch những côn trùng vảy sắt trên lá.
7. Cây cỏ lan chi với cảnh quan
- Cỏ lan chi giống các loài cỏ khác cũng rất phù hợp để trồng làm lớp thảm hoặc lớp bụi để tạo nền cho cảnh quan bởi nó cũng khá đẹp và mang nhiều công dụng như đã nói ở trên.
- Cỏ lan chi có thể kết hợp với nhiều loại cây để tạo lên các lớp cảnh quan.
LIÊN KẾT |