Chúng ta vẫn luôn nói về sự khắc nghiệt của nghề Kiến trúc, những đêm không ngủ, những mô hình bị vứt vào sọt rác, sự bận rộn không ngừng nghỉ… Nhưng sự thật nghề kiến trúc sư mang lại cho chúng ta những gì?
1. Kiến trúc sư được đào tạo để có trí tưởng tượng phong phú và tầm nhìn tổng thể.
Các kiến trúc sư khá thoải mái khi tưởng tượng về “một thế giới mà ở đó…” và biểu đạt nó trông giống như thế nào và cảm nhận nó ra sao thông qua những thuật ngữ rất dễ hình dung. Chắc chắn một điều rằng, họ có lẽ chỉ hoàn thành phần đầu tiên của dự án trong suốt cả một tuần, nhưng họ đang làm nó và biết nó có phù hợp với tổng thể dự án hay không.
2. Kiểm tra và học hỏi bằng cách thử nghiệm rất nhiều thứ lặp đi lặp lại.
Kiến trúc sư kiểm tra tiến độ bằng cách vạch ra một bản kế hoạch. Hoặc làm một bộ phim. Họ đánh giá kết cấu ba chiều bằng cách tạo ra một mô hình vật lý. Họ đánh giá liệu nó có phù hợp với thành phố hay không bằng cách đặt mô hình đó vào một không gian lớn hơn cùng với môi trường xung quanh. Kiến trúc sư kiểm tra các giả thiết bằng cách thử nghiệm những nguyên mẫu dựa trên tỷ lệ, nhiều phương diện và góc độ khác nhau. Mỗi “công trình”, không chỉ đẹp theo đúng nghĩa của nó, mà còn để phục vụ cho việc thử nghiệm các giả thiết khác nhau và cung cấp thông tin chi tiết hơn cho báo cáo. Trong mỗi thử nghiệm, họ lại lặp lại nhanh chóng các bước như trên.
3. Kiến trúc sư là những người dựng các mô hình một cách nhanh chóng và thể hiện chúng một cách tự nhiên.
Kiến trúc sư dựng các nguyên mẫu và xây dựng (hoặc truyền đạt) để thuyết phục người khác với ý tưởng của họ. Bởi vì các tòa nhà thường đắt đỏ và khó xây dựng nên họ thiết kế và gửi các nguyên mẫu bằng nhiều cách:
a. Giấy (bản phác thảo tay → bản vẽ máy tính → bảng số liệu đo lường, các phần và mặt cắt đứng)
b. Mô hình (vật lý, phối cánh thay thế cho mô hình trên thực tế);
c. Bản vẽ phối cảnh (bản vẽ kỹ thuật phác thảo ý tưởng của bạn về tòa nhà). Vào cuối ngày, các kiến trúc sư vẽ, dựng, in ấn và truyền tải một cách nhanh nhất để có thể để thuyết phục người khác về ý tưởng của họ.
4. Các kiến trúc sư thích nghi được với việc kế hoạch luôn thay đổi nhanh chóng và không chắc chắn (Sự xoay vòng)
Đặc biệt là sinh viên kiến trúc. Mọi thứ thay đổi rất nhanh chóng trong một tuần học bình thường của ngành kiến trúc. Bạn phải học cách ‘giết những thứ yêu thích’ và tiến về phía trước. Không có ý tưởng nào là bất biến. Việc xoay vòng đó diễn ra hàng tuần, đôi khi là hàng ngày trong năm đầu tiên của trường kiến trúc, và bạn nhận ra rằng nếu bạn từ bỏ ý tưởng đầu tiên của mình, bạn có thể nghĩ ra một cái gì đó thậm chí còn tốt hơn nhiều.
5. Kiến trúc sư phải suy nghĩ về cả một hệ thống
Khả năng thực hiện đóng vai trò chủ đạo. Không chỉ là ‘cái gì’ (máy bơm, máy móc, lớp phủ), mà còn là ‘làm thế nào’ để hệ thống phải vận hành theo trình tự. Ý tưởng thì rất tuyệt, nhưng việc cân nhắc một cách cẩn thận khả năng thực hiện là yếu tố chính dẫn đến sự thành công của dự án. Vì vậy, các kiến trúc sư thường được coi là ‘chỉ huy’ của một dự án xây dựng.
6. Kiến trúc sư được dạy để suy nghĩ theo từng giai đoạn
Bạn không thể xây nhà mà không qua các giai đoạn: Phương án thiết kế → Triển khai thiết kế → Hồ sơ thi công → Đấu thầu và thương lượng → Khởi công xây dựng. Khởi nghiệp tương tự với xây dựng, bạn đang xin nhà đầu tư tài trợ cho một giai đoạn cụ thể của công ty bạn và bạn phải đảm bảo với họ rằng bạn sẽ tạo ABC và hoàn thành XYZ trong khoảng thời gian đó.
7. Các kiến trúc sư luôn phải học các kỹ thuật mới một cách nhanh chóng
Bởi vì họ luôn ám ảnh với việc phải tìm ra cách tốt nhất, rõ ràng nhất để thể hiện ý tưởng, họ thường tự hỏi, “Liệu mình có thể học cái này trong 48 giờ không?” Với sự trợ giúp của những video hướng dẫn trên Youtube và các diễn đàn trực tuyến, câu trả lời thường là có. Liệu mình có cần một bản vẽ phối cảnh xuất sắc để khiến cho bài thuyết trình hợp lí không? Một bộ hoạt hình tĩnh vật? Hay một bộ phim? Khi bạn bị dồn thế khó, khả năng học và thiết kế trong một khoảng thời gian có hạn của bạn là rất đáng kinh ngạc.
8. Kiến trúc sư rất giỏi việc lọc phản hồi
Họ nhận được rất nhiều phản hồi về các công trình của mình. Và họ nhanh chóng nhận ra rằng họ không thể lắng nghe tất cả, vì vậy các kiến trúc sư phải trở thành những người biên tập thực sự giỏi. Chọn lọc và tập trung. Họ có khả năng chọn ra phản hồi nào để nghe và phản hồi nào sẽ bị bỏ qua (cho tới thời điểm hiện tại). Khi bạn tìm thấy một số phản hồi hay ho (Ví dụ: một khách hàng am hiểu sâu sắc), đừng bỏ qua.
9. Lựa chọn giữa ngủ thêm 15 phút hay là tắm vòi sen
Điều này xảy ra ít nhất hai tuần một lần khi tôi còn học ở trường. Trong năm đầu tiên của tôi, việc đó xảy ra hàng tuần. Bắt đầu sự nghiệp vào những ngày đầu cũng như vậy. Nhưng khi bạn đã quen với nó, và bạn nhận ra bản thân mình thực sự có thể làm được rất nhiều trong một ngày nếu bạn tập trung và ưu tiên cho một thứ (Hãy làm cả hai khi có thể). Bạn học được cách ưu tiên và làm việc nhiều nhất có thể với những nguồn rất hạn chế (thời gian và tiền bạc).
10. Nếu bạn không thể truyền đạt nó, thì đừng nói gì về nó
Trong trường kiến trúc, tôi đã tự đề ra cho bản thân một quy tắc: Nếu tôi không có dẫn chứng trực quan hoặc thực tế về cái tôi đang mô tả, tôi sẽ không bàn luận về nó. Thực sự là rất khó để mọi người hình dung cái mà bạn đang nghĩ đến mà không có bất kì dẫn chứng cụ thể nào, dù là nhỏ nhất. Những thứ thực tế, trực quan rất quan trọng trong các bài thuyết trình. Dẫn chứng càng nhiều càng tốt.
Và cuối cùng, điều cuối cùng này thực sự quan trọng …
Chúng tôi tin vào sự may mắn có chủ ý.
Có nhiều khi bạn khám phá ra những thứ rất tuyệt vào đêm khuya. Mô hình thực tế của bạn hóa ra lại trông rất hài hước khi được sửa lại, nhưng thực tế nó khá là tốt, tốt hơn bạn nghĩ. Hoặc một thiết lập ống kính ngẫu nhiên bằng Max tạo ra hiệu ứng hoàn hảo nào đó. Khi bạn ở studio, làm mọi thứ và nói chuyện với bạn bè, về những điều hay ho có thể xảy ra. Một người bạn có thể giúp bạn tháo máy cắt laser, hoặc bạn tìm thấy các mảnh vật liệu mà bạn cần để hoàn thành mô hình của mình khi có deadline vào 10 giờ sáng hôm sau. Tôi biết tôi đã hưởng lợi nhiều lần từ những dịp như vậy. Kiểu như may mắn thường đến với những người đã có sự chuẩn bị trước để đón nhận nó. Vậy bạn có cảm thấy may mắn khi trở thành một kiến trúc sư?
Nguồn: kienviet
LIÊN KẾT |