magazine
Tạp chí kiến trúc cảnh quan
Thẻ
Trương Thanh
Cấp 6 - 7129 điểm
HƯỚNG DẪN
Phần 1: Phương pháp chiếu sáng và các phương pháp chiếu sáng cơ bản

Rất nhiều bạn hỏi tôi làm sao để render đẹp. Làm sao để đạt được hiệu quả ánh sáng mong muốn.  Kỹ thuật nhiều bạn cũng khá tốt. Thậm chí rất tốt. Nhưng các bạn quên mất một điều rằng, ngoài kỹ thuật render, các bạn phải có khái niệm cơ bản về chiếu sáng, phải có một ” kịch bản” về ánh sáng rõ ràng, phải điều khiển được nguồn sáng, hướng sáng ,chứ không thể thiết lập một cách “hên xui” được. Bài nghiên cứu hướng dẫn chiếu sáng & các phương pháp chiếu sáng sau đây (được free trong loạt bài viết nghiên cứu về lighting của phương  pháp 5 SRW ) sẽ giúp các bạn hiểu được cơ bản phần nào cách thiết lập và chọn hướng sáng đúng.

 

""/ 

 

PHẦN 1:  HƯỚNG SÁNG

Hướng đặt nguồn sáng tác động rất lớn đến cách cảm nhận của chúng ta về nó, cũng như cách mà các chi tiết xuất hiện trong khung cảnh. Việc chọn hướng nguồn sáng chính đến từ đâu là một trong những quyết định quan trọng nhất mà bạn cần làm , vì nó ảnh hưởng rất nhiều đến cách xuất hiện của khung cảnh, cũng như cảm xúc mà bức hình muốn thể hiện.

Chiếu sáng chính diện (Front lighting):

 

 

Chiếu sáng chính diện (Front lighting):

Nguồn sáng đặt ngay sau điểm nhìn của người xem, thường thấy trong chụp ảnh với đèn flash và không thực sự hấp dẫn nếu nguồn sáng quá mạnh– trừ một số trường hợp ngoại lệ, các nguồn sáng nhẹ đặt chính diện có thể cho ra các bức ảnh rất thu hút.

Nguồn sáng chính diện không có nhiều tác dụng trong việc mô tả hình dáng hình học hay kết cấu của vật thể vì lúc này bóng đổ hầu như bị che khuất phía sau khung hình, kết quả là nó làm mọi thứ trông phẳng hơn. Tuy nhiên một nguồn sáng khuếch tán nhẹ đặt chính diện giúp tôn lên vẻ đẹp của chủ thể vì lý do – nó giúp che đi các nếp nhăn, khuyết điểm của chủ thể, vốn thường được dùng trong chụp ảnh chân dung hoặc chụp hình sản phẩm.

 

"/ 

 

Chiếu sáng bên (Side Lighting):

 

Nguồn sáng bên (Side Lighting):

Nguồn sáng bên rất hữu dụng trong việc miêu tả hình dáng và kết cấu của chi tiết, đem đến cái nhìn chân thật hơn về chủ thể trong không gian ba chiều. Kết quả cho ra bóng đổ rõ nét và độ tương phản cao. Nguồn sáng bên có thể được dùng để tạo bóng đổ nổi bật lên các bề mặt như tường, sàn, tạo không gian cho bức hình. Việc sử dụng nguồn ánh sáng bên thường tạo độ thu hút và cho ra các hiệu ứng ấn tượng: đây là loại nguồn sáng có thể bắt gặp vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối, cũng như khá thường thấy trong nhiếp ảnh và làm phim.

Hạn chế của việc sử dụng nguồn sáng bên là một phần của bức hình có thể bị mất đi trong phần bóng đổ, và nó có khả năng bộc lộ các thiếu sót của chủ thể như nếp nhăn hoặc nhược điểm. Trong chụp ảnh chân dung, nguồn sáng bên thường được dùng chụp nam giới hơn là nữ giới vì bức hình sẽ trông khá thô ráp, đặc biệt là khi có bóng đổ sắc cạnh, kém mềm mại.

 

 

 

Nguồn sáng bên được sử dụng để tạo ra các hiệu ứng khá ấn tượng, giúp làm nổi bật hình dáng và kết cấu của chi tiết.

 

 

 

Vệt bóng đổ dài xuyên suốt bức hình giúp tăng cảm giác về chiều sâu và kích cỡ của khung cảnh.

 

 

 

Chiếu sáng phía sau (Back lighting):

 

 

 

Nguồn sáng phía sau (Back lighting):

Người xem hướng mắt về phía đặt nguồn sáng, các chủ thể có phần cạnh bao bị khuất phía sau sẽ được thắp sáng và hiển thị dưới dạng bóng rọi hoặc làm mờ bằng một nguồn sáng phụ. Độ tương phản cao, tạo cảm giác rộng mở và kịch tính. Nếu nguồn sáng đặt xéo một góc nhỏ so với tia hướng nhìn, chủ thể sẽ xuất hiện một vành sáng do một hoặc một số góc cạnh của chủ thể đó tạo ra, nguồn sáng càng mạnh thì vành sáng này càng hiển thị rõ rệt.

Các khung cảnh ngược sáng thường tạo ra nhiều bóng đổ phía trước chủ thể, trừ khi nguồn sáng phía sau rất nhẹ. Trong hầu hết các trường hợp, bức hình sẽ có màu tối chủ đạo, đi kèm với một vũng sáng nổi bật. Các vành sáng xuất hiện trong trường hợp này sẽ rất hữu ích trong việc làm nổi bật các đường nét của chủ thể. Một đặc điểm khác của loại nguồn sáng này là nó giúp biểu lộ các chi tiết có tính trong suốt, tính mờ đục, các kết cấu hoặc chi tiết trong vùng bóng rọi và vùng vành sáng. Loại nguồn sáng này cũng rất hữu ích trong việc tạo thêm điểm nhấn thu hút cho bức hình.

 

 

 

Nguồn sáng phía sau có thể biến các chi tiết tầm thường trở nên lôi cuốn và hấp dẫn.

 

 

 

Nguồn sáng phía sau có thể biến các chi tiết tầm thường trở nên lôi cuốn và hấp dẫn.

 

 

 

Nó cũng rất hữu ích trong việc biểu lộ các chi tiết có đặc tính translucency.

 

 

 

Bóng rọi là một đặc trưng khá phổ biến của chụp ảnh ngược sáng.

 

Chiếu sáng từ phía trên (Top Lighting):

 

 

 

 

Chiếu sáng từ phía trên (Top Lighting):

Nguồn sáng từ trên (Top lighting) là một trường hợp ít gặp hơn, mặc dù nó vẫn khá phổ biến trong những ngày trời mây, ít nắng. Có thể quan sát hiện tượng này lúc trời nắng giữa trưa, trong các công trình nội thất, ánh đèn sân khấu…Với nguồn sáng nhẹ, đây là một cách khá hữu dụng trong việc miêu tả hình dáng chi tiết. Dưới nguồn sáng mạnh, nó lại đem đến cảm giác huyền ảo bằng cách tạo ra các bóng đổ kịch tính, che đi hầu hết hình dáng của chủ thể bên dưới: ví dụ như người đứng ngay dưới nguồn sáng mạnh sẽ có hốc mắt màu đen vì vùng mắt lúc này hoàn toàn nằm trong vùng bóng đổ và không có ánh sáng truyền tới.

Theo tôi biết thì nguồn sáng từ trên hiếm khi được sử dụng, tuy nhiên không có nghĩa là không nên dùng loại nguồn sáng này. Với những ngày nhiều mây thì đây là dạng thiết lập nguồn sáng chân thật nhất, với cả bầu trời lúc này đóng vai trò như một nguồn sáng khuếch tán rộng lớn.

 

 

 

Nguồn sáng nhẹ từ trên thường gặp trong những ngày nhiều mây.

 

 

 

Chiếu sáng chủ thể từ trên thẳng xuống tạo cảm giác đáng sợ, hăm dọa. Nó giúp làm nổi bật kết cấu xương và tăng chiều sâu hốc mắt.

 

Chiếu sáng từ phía dưới (Below Lighting)

 

 

 

Chiếu sáng từ phía dưới (Below Lighting)

Dạng nguồn sáng từ dưới thậm chí còn hiếm gặp hơn nhiều so với nguồn sáng từ trên. Trong thực tế, hiện tượng này có thể xảy ra khi một người cầm đèn hay ngọn đuốc, khi đó sẽ có ánh sáng phản chiếu từ bên dưới như từ mặt nước chẳng hạn. Lúc này cách xuất hiện của mọi vật trong khung cảnh sẽ rất khác biệt, và bị đảo ngược (tương tự như khi một người dùng đèn pin soi sáng khuôn mặt họ từ dưới lên vậy: bóng đổ sẽ xuất hiện lộn ngược lên trên).

Và một lần nữa, sự hiếm gặp của loại nguồn sáng này có thể được sử dụng để cho ra các hiệu ứng vô cùng độc đáo và sáng tạo. Nó khiến chúng ta bất chợt nhận thấy các sự vật dường như có gì không đúng hay trái với thực tế, và đó chính là cách mà ta nên vận dụng yếu tố ánh sáng để truyền tải thông điệp hoặc cảm xúc đến người xem.

 

 

Nguồn sáng từ dưới khá hiếm gặp, nhưng có thể được dùng để tạo nên những bức ảnh độc đáo.

 

 

 

Chiếu sáng từ phía dưới (Below Lighting):

Chiếu sáng khuôn mặt từ bên dưới tạo cảm giác ma quỷ và bất thường, kể cả ánh mắt cũng trông rất khác lạ do sự sắp xếp đảo lộn này. Hãy chú ý đến góc nghiêng của chùm sáng cũng giúp làm nhấn mạnh và nổi bật các đặc điểm trên da. So sánh nó với bức ảnh ở phần trước: cùng là một khuôn mặt, chỉ có vị trí của nguồn sáng là thay đổi, nhưng kết quả cho ra thì hoàn toàn khác biệt.

Kỹ thuật này được biết đến từ khá lâu trong giới nhiếp ảnh và làm phim, và tất nhiên bạn hoàn toàn có thể áp dụng nó vào quá trình diễn họa, render mô hình kiến trúc, nội thất v.v… Nếu đang trong quá trình tìm hiểu về ánh sáng, dù là nguồn sáng tự nhiên hay nhân tạo, tốt hơn hết hãy thử áp dụng những ý tưởng sáng tạo của riêng mình và học hỏi từ các thử nghiệm, sau cùng rút ra giải pháp tối ưu cho bản thân

Còn tiếp…

 

Nguồn: hoc3dmax

Bài viết liên quan
Được phát triển bởi
CÔNG TY CỔ PHẦN KGM VIỆT NAM
Văn phòng Canhquan.net
  Officce: 284/57 Lý Thường Kiệt, Phường 14, Quận 10, TP HCM
  0969 79 76 19 -   [email protected]
LIÊN KẾT             

 

 

 

 

 

 

Copyright © CanhQuan.Net, a member of KGM Vietnam company.
Hộp thư hỗ trợ