magazine
Tạp chí kiến trúc cảnh quan
Thẻ
Pain
Cấp 6 - 6381 điểm
ĐỌC SÁCH
Cơ sở văn hóa Việt Nam - Phong Thủy - Phần 1 - Thuyết phong thủy

Phong thủy là một thuật ngữ gây hoang mang rất nhiều cho các nhà thiết kế và kiến trúc sư mỗi khi làm việc với gia chủ và nhà đầu tư. Nhiều bạn cứ thấy 2 từ "phong thủy" là hoang man, tìm cách tránh né và uể oải vì thiếu kiến thức về lĩnh vực này. Mình không cổ xúy cho việc các bạn quá lạm dụng và dựa dẫm vào 2 cụm từ này nhưng, trong đời sống người Việt Nam, người càng làm ăn lớn thì càng có những suy nghĩ về phong thủy nhà mình phải hợp thì mới phát tài, phát lộc. Thà là các bạn biết được thêm kiến thức, khi gặp gia chủ để biết cái gì đúng, cái gì còn chưa đúng mà cân nhắc trong thiết kế của mình.

Chuyên mục này, đa phần là mình tổng hợp một số bài viết trên Internet, lồng ghép vào 1 số kiến thức trong 1 số tài liệu khác, mong rằng giúp ích được cho các bạn. Bài viết đôi khi sẽ có những thuật ngữ lạ và hơi khó hiểu, các bạn có thể để lại thắc mắc của mình ở mục bình luận nhé !

Hiện tại trên thư viện Kiến trúc cảnh quan về chủ đề này cuốn Phong thủy sân vườn của 2 tác giả Lương Quỳnh Mai - Tất Thanh Phúc

Các bạn có thể tải về tại đây



 

Phần 1- Thuyết phong thủy

Nguồn tham khảo :

Phong thủy trong cuộc sống

Phong thủy sân vườn

Wikipedia Tiếng Việt

Hành trình tâm linh

Theo quan niệm truyền thống Trung Quốc, vạn vật trong vũ trụ đều có sinh khí. Sinh khí cần lưu tán và tự do trong môi trường xung quanh nó để tạo sự hài hòa. Tuy nhiên sự chuyển dịch có thể bị ách tắc nếu nó bị cản lại, mắc kẹt trong ngõ cụt, hoặc phải đi qua những lối đi và ngóc ngách ngoằn ngoèo, hoặc buộc phải đi qua các chướng ngại vật hay các khoảng mở. Điều này sẽ phá vỡ sự cân bằng môi trường sống. Sinh khí có khuynh hướng lưu tán tốt theo những hình dạng, màu sắc, âm thanh và sự chuyển động nhất định; và thuật phong thủy chính là phép điều hòa sự chuyển dịch sinh khí để tạo sự lưu tán đều đặn, cân bằng.

Để hiểu rõ phong thủy, ta cần nắm được khái niệm âm dương, đây là nguyên lý cơ bản của đạo Lão (tôn giáo cổ của Trung Quốc). Theo đạo Lão vạn vật trong vụ trụ đều chứa khí (mình sẽ có 1 bài nói về khí là gì ở bài sau) - năng lượng sống của vũ trụ, và là sự kết hợp bởi hai yếu tố âm và dương. Đôi khi âm còn được hiểu là thuộc tính nữ và dương là thuộc tính nam. Nhưng thật chất âm dương còn có nghĩa rộng và tinh tế hơn nhiều.

Dương gồm những yếu tố như sự thoáng đãng, ánh sáng, nóng, mùa hè và ban ngày; tương trưng cho tinh thần. Âm gồm những yếu tố như sự âm u, bóng tối, lạnh , mùa đông và ban đêm; tượng trưng cho vật chất. Âm và dương là hai mặt đối lập luôn tồn tại trong mọi sự vật, hiện tượng. Thức ăn, các bộ phận cơ thể, cây cối đều có âm dương. Nhưng vì khí là do âm dương giao cảm mà thành, cho nên với bất kỳ sự vật , hiện tượng nào cũng không thể chỉ thuần âm hoặc chỉ thuần dương. Nó phải luôn được cân bằng bởi một phần âm và một phần dương tương ứng. Âm dương không xung khắc mà dung hòa lẫn nhau. Đó là lí do vì sao biểu tượng âm dương có hình dạng: phần dương trắng có chấm đen và phần âm đen có chấm dương trắng trong đó.

Hìn ảnh: Biểu tượng lưỡng nghi – trong dương có âm, trong ăm có dương

 

   

Dương : tinh thần , đực, ngày, ánh sáng, ánh nắng, mùa hè, khô, cứng, nóng, chủ động, tích cực, trời, phương Nam, bên ngoài.

Âm: Vật chất, cái, đêm,bóng tối, bóng râm, mùa đông, ướt , mềm ,lạnh, bị động, tiêu cực, đất phương bắc, bên trong.

Khi bạn thay đổi môi trường xung quanh để phát huy phong thủy của nó thì một trong những điều bạn phải làm là đảm bảo sao cho sinh khí đi qua môi trường đó có sự cân bằng về âm khí và dương khí. Âm khí thừa sẽ làm cho môi trường ảm đạm, nặng nề; và dương khí thừa cũng dẫn đến sự sôi động và bất ổn định.

A. Sinh khí từ đâu đến ?

Sinh khí lưu chuyển quanh vườn (hoặc nhà ở, văn phòng, hoặc bất kỳ nơi nào khác) chắc chắn phải đến từ nơi nào đó. Nó đến vườn bạn từ mọi hướng, đi qua cổng, các khe hở hàng rào, tường và bờ giậu. Và khi nó đến, nó mang theo đủ loại khí tùy vào phương đến của nó.

Khí đến từ phương Bắc khác hẳn với khí đến từ phương Nam. Khi phương Tây và khí phương Đông lại cũng khác nhau. Và trước khi muốn cải thiện môi trường phong thủy vườn nhà mình, bạn phải biết mình đang xử lý loại khí nào. Theo quan niệm truyền thống Trung Quốc, mỗi một phương trong bốn vị chính trên la bàn đều bị chi phối bởi một con vật (thần phương vị) của phương vị đó; những con vật này tượng trưng cho sinh khí đến từ phương của chúng.

B. Bốn phương vị chính trên la bàn ( Tứ chính)

 

1. Chính Nam

Đây là phương của Phụng Hoàng đỏ ( Chu tước). Khí đến từ phương này là khí lành (cát khí), nhìn chung chính Nam được coi là hướng tốt nhất để nhà ở hoặc vườn hướng mặt về. Khi đến từ chính Nam là sáng khí, phúc khí, hỷ khí nên rất sinh vượng. Tất nhiên là sẽ có nhiều điều tốt lành (cát lợi) nhưng nếu vườn bạn quá mở về chính Nam và sinh khí tràn ngập ở phương này sẽ gây ra sự thừa khí. Đó chính là dương khí và bạn cần tiết chế bớt một ít, nhất là khi bạn muốn sử dụng vườn vào hoạt động tĩnh như suy nghĩ và hoặc thư giãn cuối một ngày bận rộn. (Chúng ta sẽ bàn về cách tiết chế khí ở phần sau).

2. Chính Bắc

Rùa đen (Huyền Vũ) ngự trị phương Bắc và khí đến từ phương này mang tính dưỡng dục. Do bởi tính dưỡng dục của khí nên việc dành một phần vườn cho trẻ chơi đùa là rất lý tưởng. Tuy nhiên, khu vườn có thể sẽ trở nên nặng nề hoặc ảm đạm nếu bạn không đưa thêm ánh sáng vào, nhiều dương khí hơn sẽ làm cân bằng sinh khí trong vườn.

3. Chính Tây

Đây là lãnh địa của Hổ Trắng (Bạch Hổ), khí đến từ phương này bất thường và đôi khi mang tính hỗn loạn. Bạn cần tiết chế bớt khi và vườn theo hướng đó. Tuy nhiên, với lượng khí nhỏ thì khí này có thể là lợi khí để kích thích những khu vực chết, nơi khí dễ tụ.

4. Chính Đông

Phương của Rồng Xanh ( Thanh Long) . Khí đến từ hướng chính đông là khí lành, kích thích sự sinh sôi nảy nở. Tuy nhiên với lượng lớn nó cỏ thể làm cho các khu vực trong vườn sinh sôi nảy nở nhiều và vì vậy cây cối trở nên um tùm.

 

Theo quan điểm phong thủy: Sư tử đặt trước cửa vào chính sẽ hóa giải một số yếu tố không tốt trong phong thủy

 

B. Bốn phương vị phụ trên la bàn ( Tứ duy)

Bốn phương vị phụ này cũng có những dạng khí riêng của chúng, thể hiện ở những mặt tích cực hoặc tiêu cực sau:

1. Đông Nam

Khí phương này dễ chịu và êm ả, kết hợp giữa Tước bay bổng và Rồng uy nghiêm; tuy nhiên nếu thừa, âm khí sẽ chế ngự khu vườn.

4. Tây Nam

Đây là khí lành, nhưng nếu nhiều quá sẽ thừa và khó chịu, làm khó mà thư giãn yên tĩnh trong vườn được.

3. Tây Bắc

Khí phương này khoáng đãng và dịu êm, mang lại sự bình yên và tĩnh lặng khi Rùa trầm mặc và Hổ dung mãnh đang ở thế cân bằng. Tuy nhiên rủi ro ở chỗ nếu thế cân bằng này nghiêng về Hổ trắng thì phương vị này sẽ thừa khí bất thường.

4. Đông Bắc

Khí này kết hợp giữa sự lớn mạnh và uy nghiêm của rồng xanh với khí dưỡng dục của Rùa đen, tạo nên môi trường lý tưởng cho cây cối phát triển. Rủi ro ở chổ nếu âm khí của Rùa đen ngự trị thì gây ra tình trạng tụ khí.

C. Tám phương vị

 

Theo thuyết phong thủy, để nghiên cứu phong thủy vườn hay bất kỳ cơ ngơi nào, bạn cần chia nó thành tám phương vị. Mỗi phương vị trong tám phương vị này có ảnh hưởng đến một cung mạng khác nhau của bạn. Một khi biết được phần vườn nào rơi vào một trong tám phương vị này, thì bạn mới ứng dụng thuyết phong thủy được. Bạn có thể lần lượt xem xét từng phần vườn, xác định loại khí mà nó nhận được và đánh giá điều này trên cơ sở có ảnh hưởng đến đời sống của bạn. Ví dụ, có thể bạn sẽ nhận thấy vườn bạn toàn là khí bất thường đến từ hướng Tây. Nếu đây là phương vị vườn có ảnh hưởng đến sức khỏe bạn, có thể bạn sẽ bị đau ốm. Hoặc một bờ giậu cao cản lợi khí đến từ chính Nam có thể sẽ dẫn đến sự trì trệ ở phần đời sống mà phần vườn phía Nam tác động đến.

 



 

Xem phần 2: Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam - Phong Thủy - Phần 2 - Phong Thủy Sân Vườn - Hướng sân vườn - Vườn trước vườn sau

Xem phần 3: Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam - Phong Thủy - Phần 3 - Bát Quái Đồ Và Vườn

 

Bài viết liên quan
Được phát triển bởi
CÔNG TY CỔ PHẦN KGM VIỆT NAM
Văn phòng Canhquan.net
  Officce: 284/57 Lý Thường Kiệt, Phường 14, Quận 10, TP HCM
  0969 79 76 19 -   [email protected]
LIÊN KẾT             

 

 

 

 

 

 

Copyright © CanhQuan.Net, a member of KGM Vietnam company.
Hộp thư hỗ trợ