magazine
Tạp chí kiến trúc cảnh quan
Thẻ
Pain
Cấp 6 - 5983 điểm
KHÁC
3 lý do bạn nên bắt đầu vẽ ngay
  
Lần cuối bạn bỏ vào balo một quyển phác thảo và đi ra ngoài khi nào? Ngồi xuống đâu đó,  thực sự quan sát một nơi để hiểu nó nhiều hơn? Có thể bạn đã vẽ tay rất nhiều trong quá trình học tập và dừng lại vì bạn không còn thời gian hoặc đơn giản là vì bạn thích vẽ máy hơn là vẽ tay. Hoặc bạn không tự tin về khả năng vẽ tay của mình chăng? Tôi tin chắc rằng vẽ tay là một cái gì đó mỗi kiến ​​trúc sư cảnh quan cần phải có để truyền tải ý tưởng của mình. Đó là lý do tại sao  tôi muốn chia sẻ 3 lý do tại sao bạn chắc chắn nên chọn nó:

 

 

 

H+S+N: Strategic vision for Arnavutköy, Istanbul
1. Xu hướng mới

Hãy suy nghĩ 5 năm trở lại 

Một thống kê cho thấy các hồ sơ giới thiệu dự án trong kiến ​​trúc và kiến ​​trúc cảnh quan không có gì ngoài việc đưa ra những hình ảnh và thước phim thể hiện dự án khi hoàn thiện 1 cách thực tế và chân thật nhất.  Đó là một nỗ lực của các nhà thầu và kiến trúc sư để đưa bản thiết kế gần với thực tế thị giác và và sát với kết quả cuối cùng cho chủ đầu tư và mọi người thấy. 

Tuy nhiên, các cuộc thi kiến trúc và kiến trúc cảnh quan gần đây đã bắt đầu những xu hướng khác: những hình ảnh trừu tượng giống như cắt dán và chồng lên nhau dần được sử dụng để thể hiện những ý tưởng và truyền tải những cảm giác của ý tưởng đó. Ban đầu nó chỉ được sử dụng bởi một bộ phận kiến trúc sư, và dần được sử dụng ở khắp nơi để các nhà thiết kế truyền tải ý tưởng và quan điểm của họ một cách trừu tượng. Trong đó có rất nhiều kỹ thuật trình bày và thể hiện khác nhau, và các bản vẽ tay đang được nổi lên như một lựa chọn tuyệt vời.

Một trong những ưu điểm của bản vẽ tay là nó có  thể truyền đạt cả 2 điều cùng một lúc đó là không gian và cảm xúc trong không gian đó. Nó tập trung vào thông điệp mà kiến trúc sư muốn truyền tải và cho phép người xem hình dung, tưởng tượng nhiều hơn về thiết kế đó. Nó thậm chí có thể nói là một chiến thuật thông minh, vì người xem (khách hàng hoặc giám khảo) sẽ lấp đầy chỗ trống trong những ý tưởng của kiến trúc sư. Đó là lý do tại sao chúng ta thấy xu hướng trở lại vẽ tay là tích cực.

Ở Đức, nhiều cuộc thi vừa qua đòi hỏi một kỹ thuật trực quan phát họa (“skizzenhafte Darstellung”) để thể hiện một không gian. Nó dần trở thành một yêu cầu cần thiết cho những người tham gia. Có vẻ như vẽ tay như một nghề thủ công khi nó bắt đầu đạt được những giá trị 1 lần nữa. Mặc dù không cần thiết phải chạy theo các xu hướng, ai cũng biết điều đó. Những biết đâu được, vẽ tay sẽ là lựa chọn thích hợp của bạn !

Le Balto: Competition entry for Insectarium, Montréal, Canada

2. Bản vẽ là sự hiểu biết

Vẽ tay là một công cụ phân tích mạnh mẽ. Khi bạn vẽ một khung cảnh, nó luôn đòi hỏi phải quan sát và quan sát nó một cách chặt chẽ trong một khoảng thời gian dài. Đồng thời bạn phải cố gắng trừu tượng hóa khung cảnh dưới dạng một bản phác thảo, lặp lại các hình mẫu, suy nghĩ về tỷ lệ và vai trò của chúng trong tổng thể. Trong khi làm như vậy, bạn có ý thức và tiềm thức phân tích nó. Bạn sẽ nhìn thấy nó nhiều hơn, hiểu rõ hơn và thậm chí còn nhớ nó tốt hơn nhiều!

Hãy dành một giây và suy nghĩ về một cái gì đó bạn đã từng vẽ. Hãy thử nhớ những gì về nó và bạn đã vẽ nó như thế nào?. Bạn có thể nhớ khá nhiều chi tiết về nó, phải không? Không chỉ bộ não của bạn nhớ đã quan sát thấy gì, mà cả bàn tay của bạn cũng "nhớ" về nó. Một thực tế thú vị là bộ nhớ của con người hoạt động trên các kênh khác nhau. Chúng nhớ những điều thông qua kích thích âm thanh, hình ảnh và kích thích động học. Khi vẽ, bạn trải nghiệm một thứ gì đó không chỉ là một thông tin hình ảnh, mà những chuyển động của bàn tay bạn cũng trải nghiệm nó một cách chủ động. Bạn đang in sâu vào tâm trí của mình thông qua nhiều kênh bộ nhớ.

 

Carl Steinitz: Travel Sketches

3. Công cụ thiết kế

Vẽ tay đã là một phần không thể thiếu trong việc thiết kế gần như ngay từ đầ. Nó cần thiết để hình dung một cái gì đó trước khi thực sự thực hiện, bản vẽ đã trở thành một giải pháp đơn giản để làm điều đó. Đó là một mô phỏng trừu tượng của một ý tưởng trên một bề mặt 2 chiều.

Vô số các bản vẽ được tạo ra mọi lúc trong quá trình hiện thực ý tưởng được thiết kế. Bàn tay càng trải nghiệm nhiều thì việc thể hiện ý tưởng trên 1 mảnh giấy càng đơn giản và nhanh chóng. Không chỉ thế, bản vẽ không chỉ là quá trình ghi và lưu trữ ý tưởng thiết kế. Mà nó có một vai trò quan trọng hơn trong quá trình thiết kế - khi nhà thiết kế nhìn vào bản vẽ mà người đó vẽ, bản vẽ sẽ hình dung lại quá trình vẽ nó. Nó cho phép tác giả tưởng tượng đối tượng được lập kế hoạch, đánh giá nó và chỉnh sửa nó. Nhà thiết kế và bản vẽ tác động qua lại với nhau, nhà thiết kế thay đổi bản vẽ và nhận ra điều gì đó sau mỗi lần như thế. Đến cuối quá trình này, thiết kế cuối cùng có thể hoàn toàn khác với ý tưởng đầu tiên mà nhà thiết kế đã có trong tâm trí . Nó có nghĩa là bản vẽ đã "dạy" cho tác giả điều gì đó.

Bản vẽ không phải là công cụ thiết kế duy nhất có sẵn, nhưng nó là một công cụ đơn giản nhưng mạnh mẽ. Đó là bản dịch trực tiếp nhất của tư tưởng thành hình thức có sẵn cho người thiết kế.

GGN: The Spring District Park

Tôi hy vọng tôi có thể đã bắt đầu một tia lửa quan tâm đến vẽ tay trong bạn. Cuối cùng, cũng có một lý do khác để làm điều đó và nó có lẽ là một lý do quan trọng nhất: bản vẽ tay thật thú vị ! Sự khởi đầu có thể khó ! Đúng thế ! Nhưng đó là điều đương nhiên với mọi thứ khi bạn bắt đầu. Điều tuyệt vời khi vẽ tay là bạn sẽ nhận thấy sự cải thiện của bạn một cách nhanh chóng!

 

 

Thorbjörn Andersson: Lund Institute of Technology Campus Park

Nguyễn Phương

dịch từ Land8

Bài viết liên quan
Được phát triển bởi
CÔNG TY CỔ PHẦN KGM VIỆT NAM
Văn phòng Canhquan.net
  Officce: 284/57 Lý Thường Kiệt, Phường 14, Quận 10, TP HCM
  0969 79 76 19 -   [email protected]
LIÊN KẾT             

 

 

 

 

 

 

Copyright © CanhQuan.Net, a member of KGM Vietnam company.
Hộp thư hỗ trợ