Bài viết được soạn lại theo bài thuyết trình của nhóm các tác giả : Lê Thanh Khôi - Nguyễn Thanh An - Nguyễn Tấn Thịnh - Nguyễn Vân Anh - A Việt Sơn - Lê Đình Thái - Phạm Như Ý - Từ Thanh Hoàng Tiến |
F. CẢNH QUAN TRONG RESORT
1. KHÁI NIỆM
Cảnh quan: là hình thức thị giác của môi trường vật thể, hình thành do nhận thức thị giác và gắn liền với cảm xúc thẩm mỹ của con người (cảnh quan thường được hiểu là cảnh mà con người quan sát được). Các hoạt động của con người làm biến đổi một số yếu tố của cảnh quan tự nhiên hình thành cảnh quan nhân tạo.
Kiến trúc cảnh quan: kiến trúc (hay là sự kiến tạo môi trường) xuất phát từ nhận thức thị giác, là loại hình kiến trúc chú trọng đến hình thái không gian, đến nghệ thuật bố cục, phối kết hợp các thành phần nhằm tạo được sự thụ cảm không gian cho con người theo ý đồ nhất định.
CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN
Cảnh quan ngoại thất, cảnh quan thiên nhiên bao gồm địa hình, địa mạo, phong cảnh, cây xanh, khí hậu …đóng vai trò như một phong nền, một nguồn gốc của sự cảm hứng, một bộ phận hữu cơ của kiến trúc.
CẢNH QUAN KIẾN TRÚC
Bao gồm sân vườn, cổng, lối đi, bồn hoa, trụ đèn, cầu nhỏ, kiến trúc nhỏ … chúng góp phần vào không gian kiến trúc như những thành phần chuyển tiếp hòa quyện kiến trúc vật thể vào cảnh quan chung của resort. Chúng còn là những thành phần hỗ trợ làm tôn cao giá trị cho kiến trúc chính.
- Cảnh quan mang đến những lợi ích cho sức khỏe và làm cho tinh thần thư giãn.
- Gần như là công thức, tất cả các resort đều chọn cho mình những lợi thế riêng về cảnh quan ngay khi chọn đất để “tái tạo thiên đường” cho các thượng đế.
CẢNH QUAN RESORT
Thiết kế cảnh quan chỉ đạt yêu cầu khi các khung cửa trở thành khung tranh và cảnh quan chính là bức tranh sống động. Từ bên ngoài, cảnh quan cũng phải hợp với chủ đề và công năng của từng khu vực công trình để tạo nên một tổng thể hoàn chỉnh.
Vị trí địa lý, cảnh quan thiên nhiên cũng ảnh hưởng tới bố cục tổng thể, hình khối và cách tiếp cận của những khu resort.
- Những khu resort gần bờ biển, các phòng nghỉ, nhà hàng được hướng nhìn ra biển, nên mặt bằng chung thường kéo dài theo bãi biển.
- Những khu resort trên núi, thung lũng thường bố trí các khu chức năng cần tận hưởng cảnh quan (phòng nghỉ, nhà hàng, sảnh) theo các đường đồng mức, nhìn theo một hướng thuận lợi (cảnh đẹp, tránh nắng gắt…)
- Những khu resort cảnh quan tự nhiên không quá thu hút có thể tạo những điểm nhấn, cảnh quan nhân tạo ( đồi nhân tạo, hồ nước trung tâm, …) và bố trí những khu chức năng quan trọng xung quanh, nhìn về đó.
G. KHU HÀNH CHÁNH, KỸ THUẬT, PHỤ TRỢ
1. KHỐI HÀNH CHÁNH
- Trong các resort, khối hành chính và phụ trợ thường đặt gần nhau nhằm đảm bảo thuận lợi cho việc quản lý.
- Khối hành chính thường tách biệt với khu ngủ và công cộng nhưng lại tiếp cận dễ dàng bằng tuyến giao thông phục vụ.
- Khối hành chính và các bộ phận liên quan gồm có:
+ Văn phòng điều hành ( nằm gần khu làm việc của nhân viên).
+ Văn phòng chuyên môn ( tiếp cận trực tiếp với khối đón).
+ Văn phòng quản lý nhân sự ( tiếp cận trực tiếp với khối đón).
- Khối hành chính thường đặt gần trực đường chính và gần khối đón tiếp (để khi có sự kiện hay sự cố xảy ra có thể giải quyết kịp thời).
- Khối hành chính và phụ trợ không cần có view đẹp.
- Nếu khối hành chính và phụ trợ nằm gần khối đón tiếp thì thường được tách biệt bởi cao độ (tầng).
- Liên quan từ khối hành chính và phụ trợ:
+ Khối hành chính được tiếp cận trực tiếp thông qua khối đón tiếp.
+ Từ khối hành chính có thể tiếp cận đến các khu công cộng, kỹ thuật ... thông qua giao thông nội bộ.
- Một số văn phòng trong khối hành chính:
+ Văn phòng điều hành: giám đốc, phó giám đốc, phòng họp ...
+ Văn phòng chuyên môn: maketing, kỹ thuật, môi trường ....
+ Văn phòng quản lý nhân sự: quản lý nhân viên nhà hàng, buồng ...
- Ngoài ra còn một số văn phòng khác đối với từng loại resort tùy theo địa hình ...
Alila Cha am – Duangrit Bunnag
Resort Alila Villas Soori – Bali
RESORT HỘI NGHỊ
2. KHỐI PHỤ TRỢ - KỸ THUẬT
- Các tuyến đường dẫn vào resort chia làm hai phần là lối dành cho khối và lối dành cho phụ trợ ( lối phụ ) để thuận tiện cho việc tiếp cận của người sử dụng.
- Khối phụ trợ có lối hậu cần và khu dành cho nhân viên, cách biệt với khu công cộng và khu ngủ để không ảnh hưởng đến người sử dụng dịch vụ.
- Các vấn đề kỹ thuật: điện, thông tin, cấp và xử lý nước thải,... cần được chú ý nhiều nên khu văn phòng chuyên môn có thể tiếp cận dễ dàng.
Nhóm kho chứa – kỹ thuật:
+ Gồm phòng xưởng sửa chữa; bãi xe điện, trạm bơm; trạm điện; phòng kỹ thuật; hồ chứa nước sinh hoạt; nước chữa cháy, hồ xử lý nước thải.
+ Các hạng mục này có thể bố trí tập trung, ở gần lối giao thông tiếp cận giao thông vận chuyển hàng hóa, thường bố trí xa khu nghỉ dưỡng.
Nhóm phòng nghỉ - phục vụ:
+ Gồm phòng nghỉ nhân viên phục vụ; phòng nghỉ lái xe; phòng may vá, phòng giặt ủi; phòng thay đồ, tắm.
+ Có lối giao thông tiếp cận nhanh chóng khu nghĩ dưỡng để tiện phục vụ khách, và gần những khối dịch vụ (spa, nhà hàng, khu giải trí…)
- Khối hành chính: là khối văn phòng, nơi làm việc điều hành mọi công việc chung của resort, là nơi tiếp nhận, xử lý mọi hoạt động diễn ra.
- Khối phụ trợ: nhằm bổ trợ cho các khối ngủ, công cộng .... và các khối khác để đảm bảo cho người sử dụng cảm thấy thoải mái.
H. GIAO THÔNG
1. ĐẶC ĐIỂM
- Định hướng mạch lạc, rõ ràng, đơn giản, tránh phức tạp gây khó khăn khi đi lại. - Đảm bảo phục vụ tốt cho việc đi lại nhanh chóng, an toàn và thuận tiện. - Cần phù hợp với cảnh quan, địa hình, đặc điểm tự nhiên, khí hậu của địa điểm đó.
*Các loại hình giao thông có trong Resort: - Đường Ô tô xe máy - Đường đi bộ- xe đạp - Đường thủy - Đường hàng không |
2. MỐI LIÊN HỆ
TỔ CHỨC GIAO THÔNG NỘI BỘ
a. Dạng tuyến Với ưu điểm dễ quản lý, hình thức đơn giản, giao thông bao gồm 1 trục chính nối liền với trung tâm đi đến các bungalow dọc theo vị trí khu đất. Khuyết điểm : đường đi tương đối dài, cần lưu ý trong việc tổ chức thoát người khi gặp sự cố |
b. Dạng cụm
Tạo thành không gian kết nối cộng đồng, trục đường nội bộ dẫn đến 1 sân trong hoặc bao quanh cụm bungalow.
Khuyết điểm: tính riêng tư thấp
c. Dạng hỗn hợp
đa dạng không gian , tách biệt chất lượng mỗi khu ở, quy mô tương đối lớn .
3. VỊ TRÍ
a. GIAO THÔNG VÃNG LAI Tiếp cận trực tiếp khu trung tâm, dịch vụ. Hệ thống phương tiện giao thông phục vụ tham quan du lịch cần bố trí dễ sử dụng Cách ly với các khu khác ( Độ ồn cao ) b. GIAO THÔNG PHỤC VỤ Kết nối từ khu trung tâm, dịch vụ đến các khu khác Tiếp cận trực tiếp các khu ở, thuận tiện phục vụ |
|
*** RESORT MERCURE ( LÀO CAI) _Do địa hình núi, phân tầng, nên khối ở bố trí phân tán, nhiều lớp đệ tận dụng được tầm nhìn _Giao thông phức tạp, từng nhóm ở nhỏ liên hệ với trục giao thông chính bằng các tuyến giao thông phụ . _Khối tiếp đón, hành chình, dịch vụ công cộng,,,, bố trí tập trung ƯU ĐiỂM _Mặt bằng sinh động, tận dụng được địa hình để khai thác tầm nhìn _Các khu chức năng bố trí tập trung thuận lợi cho dây chuyền công năng . NHƯỢC ĐiỂM _Giao thông phức tạp, khó di chuyển giữa khu ở với các khu chức năng khác. |
|
*** RESORT SIX SENSE ( CÔN ĐẢO)
_Nằm ở vị trí sát biển, khu ở được bố trí trải dài theo bờ biển để khai thác tầm nhìn ra biển
_Khu ở bám theo trục giao thông chính, liên hệ với cụm các khu chức năng
_Các khu chức năng được bố trí tập trung
ƯU ĐiỂM
_Giao thông đơn giản, dễ di chuyển
_Mặt bằng trải dài bám theo bờ biển để tận dụng tầm nhìn cho khu ở
NHƯỢC ĐiỂM
_Mặt bằng trải dài không sinh động
_Khoảng cách giửa hai đầu resort xa
_Dãy nhà phía sau bị chắn tầm nhìn ra biển
*** RESORT SARATOGA SPRINGS (MỸ) _Nằm tại vị trí hồ saratoga _Các dãy nhà bố trí dàn trãi,dọc theo ven hồ, hướng tầm nhìn ra hồ _Hình thành trục giaO thông bọc quanh hồ ƯU ĐiỂM _Giao thông khép kín _Mặt bằng sinh động NHƯỢC ĐiỂM _Giao thông phụ nhiều _Các khu nhà ở xa khó tiếp cận với các khối chức năng khác |
|
Hết
LIÊN KẾT |