magazine
Tạp chí kiến trúc cảnh quan
Thẻ
Canhquan.net
Cấp 6 - 7732 điểm
HƯỚNG DẪN
Xu hướng thiết kế Biophilic Design - sống cùng với thiên nhiên

Một cuộc cách mạng thiết kế nhằm kết nối không gian sống, làm việc với thế giới tự nhiên. Những tòa nhà sẽ trở thành nơi mọi người cảm nhận và hoạt động tốt hơn với thiết kế Biophilic. Vậy Biophilic là gì? Mời bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Thiết kế Biophilic là gì?

Thiết kế Biophilic - tạm hiểu là thiết kế xanh, là một ý tưởng sáng tạo mới cho những nơi chúng ta sống, làm việc và học tập. Chúng ta cần một môi trường gần gũi với thiên nhiên và về cơ bản nó phải là những thiết kế hiện đại, đi cùng xu hướng. Nhưng trên thực tế chúng ta thường thiết kế những thành phố và các vùng ngoại ô của mình bằng những cách tất cả chỉ làm hủy hoại môi trường và mang chúng ta xa dần thiên nhiên.

Toà nhà độc đáo với những bức tường phủ đầy cây xanh và hoa

Ngôi nhà nằm giữa rừng, bên dưới là thác nước mang đến sự yên bình và gần gũi - Kts. Frank Lloyd Wright

Xu hướng gần đây trong kiến trúc xanh đã giảm những tác động xấu của các công trình xây dựng tới môi trường, nhưng dường như nó còn được thực hiện rất ít trong việc kết nối giữa con người với thế giới tự nhiên. Đó chính là các mảnh còn thiếu trong câu đố của sự phát triển bền vững.

Ngôi nhà vùng ngoại ô mang phong cách Biophilic

Chúng ta sẽ bắt gặp các tòa nhà kết nối con người với thiên nhiên như: bệnh viện nơi bệnh nhân có thể chữa lành nhanh hơn, trường học nơi kết quả học tập của học sinh luôn cao, các văn phòng nơi người lao động có năng suất cao hơn, và ở những nơi sinh hoạt cộng đồng con người sẽ gần gũi và hiểu nhau nhiều hơn. Thiết kế Biophilic chỉ cách hướng tới việc tạo nên môi trường sống lành mạnh và hiệu quả đối với con người hiện đại.

Không gian sống gần gũi với thiên nhiên

Một công trình công cộng mang phong cách Biophilic

Con người làm việc hiệu quả hơn khi được đắm chìm trong thiên nhiên tươi đẹp

Biophilic - Kiến trúc của cuộc sống

Tiến trình thiết kế một công trình Biophilic được thực hiện với sự đo lường và kiểm chứng trên nhiều khía cạnh của môi trường thiết kế, chẳng hạn như giảm thiểu việc sử dụng năng lượng, nước và vật liệu. Có lẽ sự kết nối sâu sắc cảm xúc của chúng ta với thế giới tự nhiên là quan trọng nhất đối với tương lai môi trường sống của chúng ta. Thiết kế Biophilic - kiến trúc của cuộc sống, lấp đầy một khoảng trống rất lớn trong sự hiểu biết của con người về vai trò của thế giới tự nhiên trong cuộc sống hiện đại. Nó giải thích tại sao sự hiện diện của thế giới tự nhiên trong đời sống hàng ngày là trung tâm của sự tồn tại của chúng ta và những gì con người cần làm là đưa thiên nhiên vào trong từng không gian sống, để luôn được tận hưởng sự trong lành và yên bình mà mẹ thiên nhiên mang lại.

Không gian sống hiện đại với những nét chấm phá từ vẻ đẹp của thiên nhiên

Đưa cây xanh vào trong công trình đang trở thành xu hướng chung cho các công trình hiện đại

Những lợi ích của thiết kế Biophilic

Thiết kế Biophilic có thể làm giảm căng thẳng, tăng sức sáng tạo và đảm bảo sự tỉnh táo, mang lại hạnh phúc và hỗ trợ chữa bệnh. Khi đô thị hóa ngày càng gia tăng dẫn đến sự bùng nổ dân số thì những điều này cần thiết hơn bao giờ hết. Các nhà lý luận, các nhà nghiên cứu khoa học, nhà thiết kế đã làm việc trong nhiều thập kỷ để xác định những khía cạnh của tự nhiên tác động đến tâm lý của chúng ta với công trình xây dựng.

Không gian đọc sách lý tưởng nhờ việc tận dụng tối đa những nét đẹp của thiên nhiiên bên ngoài

Văn phòng làm việc thân thiện với những vật liệu tự nhiên

1. Lợi ích môi trường

Đây là lợi ích điển hình của thiết kế xanh. Nó thúc đẩy và bảo vệ các hệ sinh thái và đa dạng sinh học, nâng cao chất lượng không khí và nước, giảm chất thải rắn và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Theo các chuyên gia của Hội đồng xanh thế giới, nếu so sánh với một công trình thương mại thông thường, công trình xanh sẽ sử dụng ít hơn 26% ít năng lượng, chi phí bảo trì ít hơn 13% và lượng phát thải nhà kính ít hơn 33%.

Phòng tắm "xanh" với những chi tiết trang trí bằng cây xanh hết sức độc đáo

Việc tận dụng tối đa diện tích công trình để đưa cây xanh vào giúp cải thiện vấn đề về môi trường, tạo cảm hứng và sự thoải mái cho con người

2. Lợi ích kinh tế

Có rất nhiều lợi ích kinh tế từ thiết kế xanh, bao gồm giảm chi phí trong quá trình sử dụng công trình. Cụ thể giảm đáng kể hóa đơn chi phí vận hành bao gồm điện, nước, rác thải… và khả năng thu hồi số tiền đầu tư xây dựng nhanh hơn. Giá thành tài sản lúc này cũng tăng đáng kể so với một công trình xây dựng không mang tính bền vững, sự lựa chọn khách hàng bao giờ cũng nghiêng về công trình xanh.

Bức tường cây không chỉ điều hòa không khí mà còn mang đến vẻ đẹp độc đáo cho ngôi nhà

3. Lợi ích xã hội

Lợi ích xã hội của kiến trúc xanh ngày càng thể hiện rõ rệt. Kiến trúc xanh sẽ tạo môi trường thân thiện cho người sử dụng ở nhiều khía cạnh, bao gồm chất lượng không khí trong nhà tốt hơn, tối ưu hóa sự thoải mái mọi công năng trong công trình. Các chuyên gia đã chỉ ra rằng các yếu tố thiết kế của kiến trúc xanh làm giảm sự xuất hiện của bệnh liên quan đến đường hô hấp, triệu chứng dị ứng và hen suyễn.

Sử dụng cây xanh trong không gian sống, giúp thanh lọc khí, mang đến bầu không khí trong lành

Môi trường làm việc trong lành không chỉ nâng cao hiệu quả công việc mà còn hạn chế được bệnh tật.

Thông tin thêm

Biophilia có nghĩa là tình yêu, niềm yêu thích vào cuộc sống và thiên nhiên. Nghiên cứu cho thấy chúng ta – con người có một lực hút khá lơn và sâu sắc đến nhiên nhiên, có nhu cầu sinh học tự nhiên về việc tiếp xúc và gắn kết với thế giới tự nhiên.
Nếu được yêu cầu hãy tưởng tượng về một nơi bạn cảm thấy thư giãn, thoải mái và bình yên, 90% người được hỏi cho rằng sẽ tưởng tượng ra một khung cảnh, môi trường tự nhiên.
Chúng tôi cảm thấy tốt trong tự nhiên. Nhưng thậm chí còn hơn thế nữa, phúc lợi vật chất và tinh thần của chúng tôi phụ thuộc vào sự tiếp tục tham gia vào môi trường tự nhiên. Nó ảnh hưởng đến hạnh phúc cá nhân của chúng ta, năng suất và thậm chí là mối quan hệ với người khác.

Lịch sử phát triển của Biophilia
 
Vào năm 1964, Erich Fromm – nhà tâm lý học lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ này để miêu tả về: tình yêu, đam mê của cuộc sống và tất cả những gì còn sống.
Khái niệm này được phổ biến bởi Edward O Wilson, một nhà sinh vật học người Mỹ vào năm 1984 với cuốn sách "Biophilia". Ông đã định nghĩa nó là "sự thôi thúc liên kết với các dạng sống khác".
Trong vài thập kỷ qua, chứng bệnh này đã được các cộng đồng khoa học và thiết kế công nhận. Và đã có những nghiên cứu cho thấy những bằng chứng thuyết phục về những lợi ích tích cực của sự tương tác với thiên nhiên. Nghiên cứu cho thấy rằng nó có thể cải thiện năng suất, mức độ căng thẳng thấp hơn, nâng cao nhận thức về học tập và tăng tỷ lệ hồi phục từ bệnh tật.

Quyền Nguyễn - Tre làng Kiến Việt

Bài viết liên quan
Được phát triển bởi
CÔNG TY CỔ PHẦN KGM VIỆT NAM
Văn phòng Canhquan.net
  Officce: 284/57 Lý Thường Kiệt, Phường 14, Quận 10, TP HCM
  0969 79 76 19 -   [email protected]
LIÊN KẾT             

 

 

 

 

 

 

Copyright © CanhQuan.Net, a member of KGM Vietnam company.
Hộp thư hỗ trợ