magazine
Tạp chí kiến trúc cảnh quan
Thẻ
An Urban
Cấp 6 - 5281 điểm
HƯỚNG DẪN
Thực tập kiến trúc,”học hỏi” hay “bóc lột”?

Thực tập là một phần quan trọng đối với sinh viên Kiến trúc,là cơ hội để sinh viên được cọ sát với ngành nghề mình chọn trong tương lai,tuy nhiên ranh giới giữa việc “học hỏi” và “bóc lột” đôi khi lại khá mong manh

Lời tòa soạn: Kiến Việt nhận được bài viết từ một bạn Sinh viên đề nghị giấu tên, xét nghĩ để mở rộng đường thảo luận, chúng tôi cho đăng bài này lên để có thể nhận thêm được những ý kiến từ các bạn Sinh viên hay từ chính các công ty cần nhân lực. Hi vọng qua thảo luận chúng ta sẽ tìm kiếm được những kiến thức thúc đẩy sự phát triển của ngành. Bài viết thể hiện quan điểm người viết, không phải quan điểm của Kiến Việt. 

Thực tập là một phần quan trọng đối với sinh viên Kiến trúc,là cơ hội để sinh viên được cọ sát với ngành nghề mình chọn trong tương lai,tuy nhiên ranh giới giữa việc “học hỏi” và “bóc lột” đôi khi lại khá mong manh,sinh viên thì lúng túng vì tuổi đời còn trẻ,tuổi nghề là 0,còn nhà tuyển dụng thì không hiểu hoặc cố không chịu hiểu đâu là “học hỏi” đâu là “bóc lột” .Tôi đã nghe rất nhiều về công ty A,B trả lương cho thực tập sinh 1,5 triệu/tháng cho 6 buổi làm việc/tuần,khi mà dự án tới kỳ nộp thì thức đêm là bắt buộc. Hay công ty thầy C,D  “tuyển chọn” sinh viên năm 1,2 cho dự án của mình với tiền lương “cao ngất ngưỡng” 9000đ/giờ cho công việc làm sa bàn có tỉ lệ lớn mà theo thời giá thì giá trị sa bàn đó sẽ rơi vào khoảng 40-50 triệu kèm lời nhắn nhủ “Phải là sinh viên giỏi thì tụi em mới được chọn nhé”,và còn rất nhiều chuyện oái oăm khác…

1.“Thân em như tấm lụa đào, phất phơ giữa chợ biết vào tay ai …”

Những sinh viên khi đã quyết định đi thực tập thường không suy nghĩ về mức lương mình được nhận mà chỉ coi đó như một phần chi phí hổ trợ cho việc đi lại,nên thường sẽ không đàm phán mà luôn chấp nhận mức lương từ nhà tuyển dụng. Và cũng vì thực tập sinh (TTS) là vị trí nhỏ nhất trong công ty,sẽ không ai quan tâm tới họ ngoài người phụ trách thực tập sinh, từ đây xảy ra câu chuyện “Thân em như tấm lụa đào, phất phơ giữa chợ biết vào tay ai …?” .Nếu được may mắn có người chịu trách nhiệm tận tâm và có ý muốn giúp đỡ theo đúng nghĩa học hỏi,thì công việc thực tập lúc này lại diễn ra trọn vẹn,tuy nhiên cuộc đời đâu  phải lúc nào cũng như ý!

Lần đầu tiên tôi đi thực tập là vào năm 3,người phụ trách thực tập sinh chúng tôi là một anh  tên T, anh ra trường được vài năm .Ngày đầu tiên gặp chúng tôi anh hồ hởi lắm,anh hứa sẽ giúp đỡ chúng tôi nhiệt tình,sẽ chỉ bảo cho chúng tôi thật nhiều,vì “anh thương các em lắm,anh từng trải qua rồi nên anh biết”.Vào những lúc rảnh rỗi anh thường kể chúng tôi về câu chuyện khốn khó thời sinh viên anh đã trải qua,nào là “sống trong căn nhà trọ 2x3m2 tại Hà Nội” nào là “ khổ và đói vì thiếu ăn” nên nhìn thấy chúng tôi bây giờ anh thương vì “anh hiểu” ,nào là câu chuyện vào Nam lập nghiệp v..v…Ấy vậy mà hàng tháng,khi chúng tôi không làm đủ tháng ,có 12 13 buổi,tức chỉ được khoảng 750-800.000 đồng. Thì lúc đó anh lại “tính nhầm”  cho mỗi đứa thiếu 50.000,chúng tôi có 4 bạn, vậy là hàng tháng anh có thêm 200.000 tiền caphe thuốc hút nhờ “tính nhầm” và không bao giờ trả lại. Một lần nhầm lẫn thì có thể hiểu cho anh,nhưng nhiều lần thì chúng tôi cũng tự hiểu! Chuyện sẽ không có cao trào,nếu như nhóm thực tập chúng tôi quyết định nghỉ vì việc làm không bao nhiêu tiền,nhưng lại quá tốn nhiều thời gian  khi bị yêu cầu tăng ca tới 7-8h tối mỗi ngày,khi tới deadline còn yêu cầu chúng tôi qua đêm mà không có đãi ngộ gì thêm,điều này làm ảnh hưởng tới việc học ở trường, thì lúc này anh T tuyên bố sẽ quỵt luôn tiền của chúng tôi vì “ ai biểu tụi bây nghỉ”.

2.Học hỏi hay bóc lột ?

Ở bất kì ngành học nào, sinh viên cũng luôn mong ước được thực tập,làm việc tại những nơi nổi tiếng,với hi vọng được học hỏi những kinh nghiệm quý báu,một phần cũng là vì danh tiếng công ty cũng là điều dễ hiểu.

Tôi có anh bạn cũng may mắn được thực tập cho 1 công ty kiến trúc nổi tiếng.Dạo đó báo chí đưa tin rất nhiều về công ty A, nhất là khoản  thời gian 2014 ,từ những trang thông tin chuyên về kiến trúc đến những trang không chuyên như báo Thanh Niên,báo Lao Động  toàn các tòa soạn lớn cả,vì quý công ty lúc đó nhận được giải thưởng kiến trúc lớn. Khi anh bạn tôi nhận được lời đề nghị làm cùng dự án với công ty mà mình yêu mến,anh vui mừng nhận lời.Hơn một năm trời đi đi lại lại,làm việc cật lực mỗi ngày,có những hôm tăng ca cho kịp tiến độ, làm việc học cũng trở nên chểnh mảng. Ngày cuối cùng kết thúc dự án,anh nhận được cái bắt tay cảm ơn đầy chân tình từ phía quý công ty và….không gì cả. Không một khoản tiền hổ trợ chi phí đi lại,ăn uống hay bất cứ khoản tiền nào dù là nhỏ nhất.Tôi không biết trong quá trình làm việc hai bên như thế nào,nhưng khi nhắc về quý công ty đó tôi chỉ nhận được những cái lắc đầu từ anh. Cũng không lâu sau đó,tôi lại nghe chuyện về chính công ty đó, được kể về những bạn sinh viên năm 2 trường tôi,  vẫn là câu chuyện về sinh viên thực tập bị đối xử tệ,bị xem thường,và xem việc các bạn được thực tập là vinh hạnh,bởi sự nổi tiếng của họ “Sinh viên kiến trúc đứa nào mà không biết đến công ty….này,nếu không biết chắc nó không phải học kiến trúc”.

Nhắc đến thực tập kiến trúc người ta còn nghĩ tới việc làm mô hình cho công ty,một mô hình kiến trúc giá thị trường sẽ rơi vào khoảng vài triệu đến vài chục triệu,nhưng để nuôi một số lượng sinh viên làm mô hình cho công ty thì chi phí mô hình sẽ tiết kiệm hơn nhiều. Không chỉ có công ty A mà còn kha khá công ty khác tuyển sinh viên thực tập,nổi cộm nhất là công ty B,một công ty kiến trúc cũng tiếng tăm về mặt truyền thông, có số lượng đông đảo sinh viên thực tập làm mô hình kiến trúc với mức lương 75.000/8 giờ làm việc ( không có ưu đãi gì thêm),hay câu chuyện tôi kể đầu bài về việc Thầy C,D nào đó tuyển sinh viên năm 1,2 “ giỏi” để làm mô hình sa bàn tỉ lệ lớn có giá thị trường 40-50 triệu đồng với giá 9000 đồng/giờ, làm việc trong suốt 3 tháng trời cùng những lời hứa hẹn,những câu nói đánh trúng tâm lý “Phải là sinh viên giỏi thì tụi em mới được chọn đó nhe”.Hay bi đát hơn là câu chuyện cậu bạn tôi ,sau khi thi kết thúc môn học đã chạy như bay từ trung tâm thành phố tới quận 8 để khảo sát khu đất vài chục hecta một mình,với tiền lương  thực tập cao “ngất ngưỡng” 800.000đ/tháng được trả bởi một thầy trong trường.Số tiền sinh viên ngành kiến trúc thực tập được kể trên còn thấp hơn làm phục vụ cho cửa hàng thức ăn nhanh McDonald’s (rơi vào khoảng 20-23.000/giờ).

3.Tại sao biết là bốc lột nhưng sinh viên vẫn làm?

Có nhiều nguyên nhân khiến sinh viên cam chịu bị bốc lột,nguyên nhân chính là do thiếu kinh nghiệm làm việc,mới đi làm lần đầu và không biết như thế nào là bốc lột,nguyên nhân thứ 2 là vì làm cho công ty thầy A cô B trong trường nên không dám đắc tội,khi không chịu nổi thì lẳng lặng rút lui,và nguyên nhân cuối cùng là cái giá cho việc học hỏi quá lớn,sinh viên nuôi mộng khi ra trường sẽ được nhận thẳng vào công ty mình đang thực tập thay vì phải lao đao đi kiếm việc làm mới,nhưng kết quả thì được bao nhiêu người nhận vào làm việc chính thức từ nơi mình thực tập?

4.Thực tập sinh = làm việc không hiệu quả?

Phi đạo đức: Anh bạn rất giỏi revit của tôi được trả 2 triệu cho 44 giờ làm việc/tuần và chịu trách nhiệm cho hầu hết phần khai triển của công ty,tuy nhiên vì quá giỏi revit và làm công việc khai triển tốt,nên anh bạn hầu như không được làm tới phần thiết kế,vì “nếu em làm cả thiết kế,thì những bạn không giỏi khai triển phải làm sao?” .Tại sao công ty kiến trúc chấp nhận trả lương thử việc từ 5-7 triệu cho một KTS mới ra trường không có kinh nghiệm dù người này và TTS có sức làm việc cũng như ra thành phẩm như nhau?

Tại sao TTS hoàn toàn đem lại lợi ích ít nhiều cho công ty,nhưng hầu như bị lờ đi  những đóng góp ? Mức lương trả cho thực tập không nhiều,và gần như không đáng là bao với 1 công ty kiến trúc nhưng lại luôn tính toán và chèn ép TTS,những sinh viên luôn khó khăn chật vật với hàng trăm chi phí xung quanh? Không thể phủ nhận rằng cũng có những người làm việc không hiệu quả. Tuy nhiên không phải vì vậy mà bác bỏ toàn bộ công sức của TTS để đưa ra mức giá thấp hơn lao động tay chân rất nhiều như vậy!

Thực tập mang đến lợi ích lớn hơn cả tiền bạc: Điều mà công việc thực tập mang đến cho các em là học hỏi và cọ sát thực tế,nên chuyện tiền bạc đừng nghĩ tới làm gì”.Đó là câu nói chúng tôi được nghe nhiều nhất,tuy đúng nhưng không phải đúng hoàn toàn.Cái giá phải trả cho việc học hỏi rất lớn,tuy nhiên để chạm đến mức “học hỏi” chúng tôi phải bỏ rất nhiều thời gian,công sức,tiền bạc và thường không chịu nổi mà phải đứt gánh giữa đường vì  phải chịu hàng trăm chi phí : tiền ăn,tiền đi lại,tiền học tăng v…vv.

Kết

Không phải công việc thực tập ở đâu cũng mang đến những trải nghiệm kinh hoàng,có những nơi rất tốt nhưng ngược lại có nhiều nơi rất ngược đãi! Chuyện về công ty nổi tiếng ở trên hay người thầy nọ,cái họ có được chỉ là tiết kiệm 1 khoảng chi phí nhỏ từ  việc bóc lột TTS nhưng cái họ nhận được là sự thiếu tôn trọng suốt đời từ những đồng nghiệp tương lai của họ. Có một người thầy tôi kính trọng đã từng dạy tôi rằng Kiến trúc sư không phải chỉ lo thiết kế đẹp mà còn phải có đạo đức nghề nghiệp,bạn không thể nói cấp dưới nghe khi bản thân bạn không đáng tôn trọng!

Nguồn: kienviet

 

| 6407 Lượt xem
Bài viết liên quan
Được phát triển bởi
CÔNG TY CỔ PHẦN KGM VIỆT NAM
Văn phòng Canhquan.net
  Officce: 284/57 Lý Thường Kiệt, Phường 14, Quận 10, TP HCM
  0969 79 76 19 -   [email protected]
LIÊN KẾT             

 

 

 

 

 

 

Copyright © CanhQuan.Net, a member of KGM Vietnam company.
Hộp thư hỗ trợ