Nói đến sự quan trọng của mái nhà, có lẽ nên hình dung bằng câu nói “Con không cha như nhà không nóc”. Mái nhà vừa là nơi trú ngụ vừa là nơi tụ khí của toàn thể căn nhà. Bít kín thì khí bế, trống trải thì khí tán. Tính bế khí và tán khí trong nhà theo quan niệm phong thủy ảnh hưởng tới cuộc sống của con người trong ngôi nhà. Vì vậy để mái nhà hài hòa phong thủ và những điều kiêng kỵ khi làm mái nhà hết sức cần thiết ảnh hưởng đến tài vận của gia đình, chúng ta nên lưu ý.
Như mọi thành phần khác (tường, cầu thang, điện nước …) mái nhà cũng có phần thô và
phần hoàn thiện, đều liên quan chặt chẽ với nhau và quyết định hình thể của ngôi nhà có hài hòa hay không.
Để bảo vệ phần trên của nhà, tạo sinh khí thông suốt và trong lành từ trên cao xuống, khi làm mái cần theo nguyên tắc truyền thống là Bài thủy – Cách nhiệt – Triệt lôi.
Vai trò che chở và thoát nước của mái nhà cần ưu tiên hàng đầu nên phải tạo độ dốc thoát nước mưa hợp lý (Bài thủy). Nếu là mái bằng lại càng phải chú ý các giải pháp kỹ thuật để giảm mưa nắng trực tiếp tác dụng rất dễ gây ngấm, dột. Mái dốc, mái bằng hoặc mái hiên luôn cần vươn ra xa so với mặt tường nhà để giảm mưa tạt ngang và dễ cho thoát nước ra phía ngoài nhà. Cách nhiệt cho mái tức là giảm càng nhiều càng tốt lượng nhiệt lưu lại trên và dưới máu đồng thời phải phối hợp luôn cách nhiệt với chống thấm, ví dụ như làm sàn hai lớp kết hợp đổ đất trồng cây. Triệt lôi là những giải pháp thu sét trên mái theo dây dẫn nối xuống cọc tiếp đất chôn sâu dưới đất, điều mà một số gia đình quên chú ý, nhất là khi nhà làm trong khu vực mới quy hoạch còn trống trải.
Dù chọn lựa hình thức mái nào thì vẫn cần giải quyết tốt các vấn đề về kỹ thuật (thoát nước mưa, chổng thấm, chống nóng) và mỹ thuật (hài hòa bao cảnh, hình thức ngôi nhà). Ngoài ra, nếu xem xét về Phong thủy, các vấn đề trên còn phải song hành theo nguyên tắc: Hình nào thì Lý ấy, Lý nào thì Khí ấy
Mối tương quan hình thể giữa mái nhà và cấu trúc nhà, theo quan niệm của phong thủy với phương pháp luận của thuyết âm dương ngũ hành, bất luận hình thức ngôi nhà có cấu trúc hình thể như thế nào thì bản chất của ngôi nhà do cấu trúc bởi những góc vuông vẫn thuộc Thổ hình. Do đó với những ngôi nhà có tính tương sinh giữa mái nhà và cấu trúc nhà được coi là mối quan hệ hoàn hảo về phong thủy.
Qua hình dáng bên ngoài của mái cũng phần nào có thể xác định nội dung bên trong, bên dưới mái – như mái che buồng thang, mái lấy sáng, mái phòng thờ, mái làm kho.. . Những “hội chứng” chóp này đỉnh kia một thời rộ lên nay đã bộc lộ nhược điểm không chỉ về cảnh quan thẩm mỹ, mà còn cả ở mặt cấu tạo, độ bền, sự tiện dụng.
Vì thế, chọn lựa kết cấu mái và vật liệu lợp nên bắt đầu ngay từ phần thiết kế sao cho hợp lý về không gian trong ngoài, gắn kết được với môi trường sống, cảnh quan chung chứ không đơn thuần là ý thích cá nhân của gia chủ. Với nhà mái dốc, Phong thủy cho rằng phần trên mái thuần Dương, phần dưới mái thuần Âm. Trải qua ngày nóng đêm lạnh, mưa nhiều gió mạnh. .. nên bề mặt mái cần được chọn lựa kỹ vật liệu và cách thức thi công để đảm bảo khả năng ngăn chặ n tác động xấu từ bên ngoài vào nhà. Ví dụ chọn tôn thì nên dùng loại có lớp cách âm cách nhiệt, hoặc chọn tấm trần cách nhiệt, gạch chống nóng sân thượng. . . sẽ hiệu quả hơn là vật liệu thông thường. Yêu cầu thoát nước mưa luôn đòi hỏi mái phải có bề mặt dốc tốt (dù là mái bằng) và phân bố thoát nước hợp lý. Tránh làm mái có quá nhiều ngóc ngách, nhiều mái giao nhau phức tạp hoặc dùng vật liệu thiếu độ bền lâu dài.
Chúng ta có thể thấy điều này qua mối tương quan giữa cấu trúc bằng - Thổ hình - của ngôi nhà với mái tròn - Kim hình - của tòa Bạch Ốc. Do tính Thổ sinh Kim. Hoặc với mái nhà nhọn - Hỏa hình - vốn là mái nhà phổ biến nhất hiện nay - Hỏa sinh Thổ. Còn đối với phong thủy của mái nhà hình Mộc rất hiếm gặp. Trường hợp đặc biệt chỉ thấy ở nhà thờ Đức Bà, TP.HCM. Theo thuyết âm dương ngũ hành thì Mộc khắc Thổ, đó là điều kiêng kỵ khi đổ mái. Nhưng với cấu trúc nhiều mái nhọn của nhà thờ Đức Bà - phong thủy gọi là ”Hỏa khí xung thiên” - thì mái nhà Mộc hình vút cao có tính tương sinh cho toàn bộ cấu trúc của nó. Đây là kiến trúc độc đáo theo cái nhìn phong thủy.
- Mái vút cao thuộc Mộc: có đặc điểm hình trụ, hình chữ nhật cao và hẹp. Thường làm bằng gỗ. Công trình tiêu biểu cho mái nhà loại hình này là nhà thờ Đức Bà (quận 1, TP.HCM).
- Nhà mái bằng thuộc Thổ: có mái bằng, biểu tượng như những cánh đồng bằng phẳng, những thôn làng có nhà bằng đất thấp.
- Mái hình tròn thuộc Kim: có đặc điểm là tròn, cong và hình bán nguyệt. Thể loại này thường dùng các vật liệu xây dựng có thể uốn cong để xây dựng như sắt hoặc thép. Chúng có hình dạng giống như mái vòm, ngọn đồi hình tròn, những căn nhàn có cửa tò vò.
- Nhà mái nhọn thuộc Hỏa: có đặc điểm như ngọn lửa, mái cao như ngọn núi, thường dùng trong kiến trúc tháp chuông, nhà thờ nhìn xa xa dạng tam giác.
- Nhà mái lượn sóng thuộc Thủy : có đặc điểm là lượn sóng, mái không đều nhau, nhấp nhô khó tả.
Cách thiết kế mái nhà như thế nào để phù hợp với căn nhà theo phong thủy? Có rất nhiều kiểu mái nhà đang thịnh hành hiện nay như: mái nhà hình vòm, mái nhà bằng, mái nhà lượn sóng, mái nhọn… Mỗi kiểu mái đều có tác dụng riêng và cách phối hợp cũng như cách chọn nguyên vật liệu để xây dựng cũng khác nhau.
Ví dụ: Đối với kiểu nhà hình ống - kiểu nhà phổ biến ở các thành phố lớn vì tiết kiệm diện tích đất - thường cao từ 2 tầng trở lên, đây là kiểu nhà hình Mộc trong ngũ hành. Mái của kiểu nhà này nên là hình nhọn vì nhọn là biểu tượng của khung Hỏa. Mộc sinh Hỏa là tương sinh. Vì vậy, nếu chọn cách này thì trên Hỏa dưới Mộc là hài hòa về mặt phong thủy. Tuyệt đối không chọn các kiểu mái tương khắc theo hình thái vì đó là điều kiêng kỵ khi làm mái nhà. Tuy nhiên cũng không nên quá phụ thuộc vào điều này mà cũng cần chú ý đến cả tính thẩm mĩ khi làm nhà.
Quan hệ mái và trần nhà.Trần và mái nhà đều là bề mặt kết thúc không gian trên đầu người sử dụng, bởi nếu không có thành phần này thì diện tích xây dựng chỉ là một khuôn viên bao quanh mà bên trên thì hở, như vậy theo Phong thủy thì Trường khí sẽ phân tán và người ỏ trong chịu nắng mưa trực tiếp. Vì thế khái niệm “mái nhà” đồng nghĩa với một tổ ấm của đời người, một tiểu vũ trụ cần xác lập và ổn định trong đại vũ trụ (thiên nhiên) rộng lớn luôn đầy biến động. Cách hoàn thiện mái và trần vì thế liên quan chặt chẽ đến không gian bên dưới, cần cân nhắc các vị trí đóng trần (ngang hoặc nghiêng) để che được các dầm đà vốn là vật cản làm chuyển hướng đông khí và tụ bụi bặm, gây xung sát; đồng thời tạo nên nội thất phù hợp.
Đối với căn hộ chung cư (không kể tầng trên cùng), hoàn thiện trần cũng là hoàn thiện phần “mái” của căn hộ. Kết cấu căn hộ chung cư thường không cao, cho nên nếu trần làm nhiều giật cấp phức tạp sẽ gây cảm giác đè nén Trường khí nội thất, giảm khả năng liên thông và cản trở tằm nhìn. Giải pháp dùng màu tráng, sáng sẽ giúp trần thoáng nhẹ hơn, đi kèm theo các bố trí chiếu sáng gián tiếp, hạn chế dùng đèn chùm loại lớn hay quạt trần gây cảm giác đè nặng trên đầu khi mà chiều cao không gian bị hạn chế. Đối với phòng trẻ em, có thể dùng màu đậm cho trần, đi cùng các trang trí mang tính tươi vui và sáng tạo mà vẫn đảm bảo tương họp với màu của sàn và tường.
Khi ngành kiến trúc phát triển, vật liệu phát triển thì tất nhiên các kiểu mái nhà cũng đa dạng hơn, phong phú hơn, phong phú về hình thái, phong phú về vật liệu và đương nhiên có sự sáng tạo trong đó, có cả sự phù hợp với vị trí, địa điểm làm nhà. Tuy nhiên dù thế nào thì cũng không thể phủ nhận rằng các kiểu mái nhà vẫn phải đi kèm với các yếu tố phong thủy cơ bản vì nó vốn tồn tại ở dạng vật chất. Vì thế, chúng ta không bỏ lơ những vấn đề phong thủy khi thiết kế để xây dựng thì cũng vẫn cần lưu ý những điều kiêng kỵ khi làm mái nhà để tránh những chuyện xấu xảy ra, ông cha vẫn nói “ Có thờ có thiêng có kiêng có lành”.
Mái nhà tam giác truyền thống có độ dốc lớn
Ở nông thôn nước ta, phần lớn mái nhà thường được chọn là mái nhà hình tam giác, bởi theo độ dốc của mái nhà sẽ khiến nước mưa chảy xuống một cách dễ dàng, tránh tình trạng nước mưa bị ứ đọng lại trên mái nhà, xét về tính thực tiễn lẫn trong quan niệm phong thủy đều tốt, đặc biệt là kiểu mái thái có ưu điểm vượt trội, rất đẹp mắt, nhưng mái thái hiện nay được tạo hình rất đa dạng không còn đơn thuần là mái dốc tam giác truyền thống.
Y nhiên mái nhà hình tam giác của bạn sẽ ảnh hưởng đến những nhà kề bên nếu bạn không chú ý đến phong thuỷ. Do đó, tốt nhất khi xây nhà tránh để đỉnh tam giác nhà mình chĩa thẳng vào cửa nhà người khác. vì nóc nhà có hình tam giác thuộc hành Hỏa mà theo ngũ hành thì hành hỏa khắc Kim (tiền tài) nên nhiều người lo ngại nếu bị chĩa Hỏa sang nhà mình thì tiền tài sẽ hao tổn.
Xét về văn hóa ứng xử, điều này đem lại sự cẩn trọng khi làm nhà lợp mái, giữ gìn cho người cũng là cầu an lành cho mình. Còn về thực tế xây dựng thì hiện nay nhiều biệt thự lợp mái ngói đã dùng thép tấm làm thành nẹp bịt kín đầu các xà gồ như là một giải pháp an toàn không đụng chạm đến xung quanh.
Quy tắc này có nghĩa là khi thiết kế mái nhà bạn cần phải tránh các góc ao cũng như góc cạnh của mái đình, miếu hướng chính diện vào nhà, đó là điều liên quan đến hướng góc mái mà bạn cần phải kiêng kỵ khi làm mái nhà. Vì khi nhà bạn mở cửa ra hướng góc mái sẽ dễ xảy va chạm khi di chuyển, gió lùa từ cạnh mái, cạnh tường thổi vào nhà của bạn
Ngoài ra bạn cần chú ý đến điểm góc mái. Nếu nhà của bạn mở cửa chính diện với góc mái hay góc mái chĩa vào nhà sẽ gây cảm giác bất an không tốt cho ngôi nhà của bạn.
Ngày nay, đối với nhà ở nông thôn, phần lớn mái nhà được thiết kế kiểu hình tam giác giúp cho nước mưa, bụi bẩn dễ tuột xuống không bị đọng trên nóc nhà. Tuy nhiên, nếu xét vè phong thủy thì kiểu mái nhà này lại không tốt cho những nhà lân cận.
Thiết kế mẫu nhà mái ngói truyền thống đẹp
Với nhà truyền thống thì phần mái nhà sẽ quay mặt dài về hướng Nam nên phần đỉnh mái nhà sẽ kéo từ Đông sang Tây. Ngoài ra, nên dùng cây xà gồ bọc vải đỏ ở hai đầu đặt ở đỉnh mái và treo tấm bùa bát quái ở giữa như cách thể hiện sự trân trọng của gia chủ đối với ngôi nhà của mình. Ngày nay, những căn nhà thiết kế hiện đại phần lớn không sử dụng cây xà gồ đặt ở đỉnh nhà như trước mà có sự thay đổi đôi chút là đặt 2 cây xà gồ gần nhau trên đỉnh.
Nhiều gia chủ thời nay xem việc đổ tấm bê tông trên cùng là… thượng lương để kết thúc phần xây dựng khung xương cơ bản của nhà. Điều này xét về tiến trình xây dựng là đúng, nhưng xét về ý nghĩa xây dựng truyền thống thì không chuẩn xác lắm.
Làm lễ cúng dựng đòn dông cho nhà ở
Đối với mỗi căn nhà, cây đòn dông, đòn tay cũng đóng vai trò quan trọng của mái nhà. Theo phong thủy, đòn dông và đòn tay tuyệt đối không được chĩa sang nhà bên cạnh, đó là điều kiêng kỵ khi làm mái nhà mà nhất định phải tuân theo. Do đó, đối với nhà ở nói chung và nhà biệt thự nói riêng thì khi ngói lợp nhà phải dùng tấm thép tạo thành nẹp và bịt kín cây xà gồ để tránh làm ảnh hưởng đến những nhà xung quanh. Và khi dựng đòn dông cho nhà ở thì phải làm lễ xin phép tổ tiên, thần thánh.
Điểm góc mái là điểm xung yếu, vì vậy những mái nhà thời xưa thường thiết kế các chi tiết bằng gỗ hay đắp vữa nhằm mục đích giữ vững góc mái. Nếu nhà của bạn mở cửa chính diện với góc mái như thế này chĩa vào nhà sẽ gây cảm giác bất an không tốt cho ngôi nhà của bạn.
Ngày nay, đối với nhà ở nông thôn phần lớn mái nhà được thiết kế kiểu hình tam giác giúp cho nước mưa, bụi bẩn dễ tuột xuống không bị đọng trên nóc nhà. Tuy nhiên, nếu xét vè phong thủy thì kiểu mái nhà này lại không tốt cho những nhà lân cận.
Hiện nay, chúng ta dễ dàng nhìn thấy những mái nhà có nhiều màu sắc khác nhau. Với mái tôn, bạn có thể sơn màu theo ý thích của mình, còn với nhà lợp ngói thì ngoài màu ngói đất nung truyền thống thì cũng có các loại ngói màu với nhiều màu sắc khác nhau cho bạn lựa chọn.
Mái ngói tôn đa dạng màu sắc phục vụ nhu cầu khách hàng có thể chọn lựa tùy ý
Nhưng nếu theo phong thủy thì nên kiêng kỵ sử dụng mái lợp màu xanh mà nên sử dụng màu đỏ hoặc màu nâu sẫm sẽ rất tốt giúp mang lại nhiều vượng khí cho ngôi nhà của bạn. Từ suy nghĩ nước trên đỉnh núi có thể vỡ bờ và tràn xuống gây mất mát, đói kém và chết chóc. Vì vậy, một trong những điều kiêng kỵ nhất trong phong thủy là xây dựng mái nhà theo biểu tượng “nước trên đỉnh núi”.
Chính theo quan niệm trên nên khi chọn ngói, nhiều người kiêng kỵ khi làm mái nhà mà chọn màu ngói xanh, vì màu xanh tượng trưng cho nước và nước trên mái nhà dược xem là biểu tượng cực kỳ xấu về mặt phong thủy. Màu ngói thường được chọn lựa nhiều nhất là màu đỏ hoặc màu nâu sẫm.
Số lượng thả xà gồ (đòn tay) cho mỗi mái nhà có nhiều cách tính như theo quan niệm Sinh-lão-bệnh-tử, Sinh-Trụ-Hoại-Diệt hoặc theo Trực tuổi…Mục đích của mỗi cách tính đều nhằm mang lại một mái nhà hoàn hảo cho ngôi nhà của bạn.
Tính số lượng xà gồ theo Sinh-Trụ-Hoại-Diệt theo thuật phong thủy như sau: Sinh- trụ-hoại-diệt có thể hiểu là Xuân-Hạ-Thu-Đông. Trong bốn mùa này thì mùa Xuân và Hạ là hai mùa mang lại tài lộc và sức khỏe nhất, đặc biệt là Xuân; hai mùa còn lại mang đến những điều không tốt lành. Nên khi chọn số lượng đòn tay, phải quay về chu kì của mùa Xuân hoặc Hạ.
Cụ thể như sau: thanh 1 là Sinh, thanh 2 là Trụ, thanh 3 là Hoại, thanh 4 là Diệt, cứ quay vòng như vậy. Công thức tính cho chu kì quay vòng: SINH = [ 4 x n + 1 ],
n = chu kì lặp lại. Số xà gồ (đòn tay) đẹp cho một mái nhà thường ở mức sau:
Tính số lượng xà gồ theo Trực tuổi: để tính được lượng đòn tay theo cách này thì cần biết ngũ hành của Trực và tìm Trực tuổi. Sau đó chọn Trực sinh, Trực khắc. Xà gồ được chia thành 2 loại là đòn giông và đòn tay. Đòn giông rất quan trọng, vì nó làm trạch chủ, tượng trưng cho chủ nhà, các đòn tay còn lại phải chọn sao cho tương sinh với đòn giông để hợp phong thủy.
SINH |
5 |
9 |
13 |
17 |
21 |
25 |
29 |
33 |
TRỤ |
6 |
10 |
14 |
18 |
22 |
26 |
30 |
34 |
Ví dụ như: chủ nhà sinh năm 1986, tuổi Bính Dần là thuộc Trực Định, mạng Mộc trong ngũ hành. Vậy trạch chủ là Trực Định, ngũ hành thuộc Mộc. Tổng số xà gồ (đòn tay) là 12. Đòn giông là số 12 làm trạch chủ, số xà gồ còn lại là 11, 10 tại Chấp, 9 tại Phá, …1 tại Bình. Trực Định thuộc mạng Mộc, Trực Bình thuộc mạng Thủy, Thủy sinh Mộc là tương sinh vậy là hợp phong thủy, gia đình trong ấm ngoài êm. Nếu là tương khắc thì đó là điều cần kiêng kỵ khi làm mái nhà.
Như vậy nếu nắm sơ qua cách tính trên, ta có thể tính số lượng đòn tay cho mái nhà của mình. Tính đòn tay theo các cách trên cho mái nhà nhưng chủ nhà cần phải kết hợp với các khoảng cách giữa các đòn tay, trọng lượng ngói lợp và những yếu tố khác thì mái nhà mới được vững chãi trước sự hủy hoại của thiên nhiên.
Những vấn đề phong thủy mái nhà được ông cha chú ý từ thời xưa khi đó còn lợp mái ngói tam giác màu đỏ thể hiện sự thịnh vượng, an khang. Ngày nay mặc dù có nhiều loại ngói mới đa dạng về màu sắc, chất lượng để phục vụ nhu cầu thẩm mĩ cũng như giá cả cho người dân nhưng với hình dạng khác nhau, màu sắc khác nhau cũng cần tuân thủ những điều kiêng kỵ khi làm mái nhà để không xảy ra những chuyện đáng tiếc vì người ta nói “phòng còn hơn chống”.
(Trích Bộ Sưu Tập Nhà Đẹp Số 01 năm 2007)
LIÊN KẾT |