magazine
Tạp chí kiến trúc cảnh quan
Thẻ
Pain
Cấp 6 - 6400 điểm
HƯỚNG DẪN
[VƯỜN NHẬT] Phần 1 - TSUKUBAI - Xây dựng một trò chơi nước cho mình!

[ VƯỜN NHẬT ] Đây là chuyên mục nhỏ gồm các bài viết về vườn Nhật nhằm mục đích giới thiệu đến các bạn một số yếu tố để tạo nên một khu vườn Nhật đúng nghĩa. Đặc trưng  của một khu vườn Nhật không chỉ là ở vẻ đẹp thẩm mĩ, mà ẩn sau đó là những triết lý, những quan điểm, những lý giải thú vị. Để cảm 1 sân vườn, không những bạn cần đôi mắt quan sát mà còn cần đến những kiến thức nữa. Cũng giống như khi nhìn vào 2 tảng đá, bạn sẽ không hề thấy nó đẹp khi chưa nghe câu chuyện Hòn Trống Mái vậy.

Để mở đầu cho loạt bài viết này, tôi xin giới thiệu đến các bạn về TSUKUBAI

 

    

 

TSUKUBAI là gì ?

Ở Nhật Bản, Tsukubai ( 蹲踞 ) là một chậu rửa được đặt tại các lối vào của những nơi vườn chè  hoặc nơi mang tính chất lễ nghi để khách trước khi bước vào sẽ thực hiện "nghi thức" rửa tay, rửa miệng nhằm "tẩy rửa" cho sạch sẽ. Đây là một nghi thức dành cho khách khi bước vào một buổi lễ trà hoặc quý khách đến thăm một nơi ở của Phật tử trong chùa. Ngày nay, Tsukubai  được thiết kế trong nhiều khu vườn nhỏ như một tiểu cảnh trang trí hoặc mang 1 chức năng nào đó.

Nguồn gốc của tên gọi Tsukubai có nghĩa là "crouch" hay "cúi xuống", như là thể hiện một hành động khiêm nhường. Khách tham dự một buổi tiệc trà sẽ cuối xuống rửa tay trước khi bước vào như 1 hành động lịch sự đầy tính trang trọng

Tsukubai thường là đá, và được đặt ở đó 1 chiếc gáo nhỏ nhằm giúp khách có thể sử dụng thuận tiện hơn. Nguồn nước chảy ra từ ống tre, nó được gọi là Kakei. 

Ở Việt Nam,Tsukubai  vẫn được sử dụng với mục đích nguyên thủy, tuy vậy đa phần các sân vườn sử dụng nó như một tiểu cảnh trang trí hơn là sử dụng, bởi vì khác nhau về phong tục cũng như là nhu cầu thiết thực của từng khu vực.

Thiết kế TSUKUBAI  như thế nào ?
Trong quá khứ nguồn nước được lấy từ các suối trên cao. Hiện nay, bởi  vì được đưa vào sân vườn nên cần một nguồn nước nhân tạo. Máy bơm nhỏ được lắp đặt ẩn bên dưới để đưa nước lên ống tre. Vào mùa hè, nó cần được đổ lại thường xuyên do tỉ lệ bay hơi cao, hoặc hệ thống tự động sẽ bơm nước vào thông qua hệ thống phao
 

 

 

Mặt cắt kỹ thuật: Thể hiện rõ hơn về cách hoạt động của một Tsukubai, các bạn có thể tham khảo một trong 2 phương án trên để đưa vào thiết kế của mình cho phù hợp

 

Khi thiết kế cần lưu ý đến một số vấn đề sau để có thể đạt được hiểu quả nhất: Chống nước cho hệ thống và an toàn điện, áp suất bơm và nước, tiếng ồn (nếu tiếng ồn bơm quá lớn sẽ không nghe được tiếng nước trong treo được), và lớp che phủ để giấu hệ thống được gọn gàn và tự nhiên.

 

TSUKUBAI VÀ NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ

TSUKUBAI hay CHOUZUBACHI?

Chắc hẳn có đôi lần các bạn nhìn thấy những thiết kế giống thế này và đọc đâu đó rằng chúng được gọi là Chouzubachi. Thật vậy, nếu không để ý, chúng ta dễ bị nhầm lẫn về 2 khái niệm này. Nhưng thực sự chúng cũng không khác nhau là mấy.

Như đã trình bày ở trên, một nghi thức bắt buộc dành cho khách thưởng trà trước khi bước vào Trà thất, đó chính là phải thanh tẩy cơ thể. Nơi để thanh tẩy chính là bể nước bằng đá tsukubai. Tất nhiên không phải ra tsukubai đứng dội nước xối xả lên người đâu , mà chỉ rửa tay thôi (nếu bạn ko đi tất đi giày mà đi dép thì cũng phải rửa cả chân luôn đó),

Tsukubai là một bể nước thấp, nên khách phải cúi người thậm chí là quỳ xuống để rửa tay. Như thế để chứng tỏ sự khiêm tốn và nhún nhường của mình khi thưởng trà. Còn Chozubachi ,có một loại bể khác cao, rộng và có thể dành cho nhiều người hơn, nhưng loại này thường có ở ngoài đền thờ miếu mạo.

Nhìn chung về 2 khái niệm này có những nét giao thoa, nên đôi khi ta thấy nó được dùng thay thế cho nhau. Dù được gọi là gì đi nữa, khi gọi tên lên thì chắc chắn nó chúng ta phải hiểu rằng đó là một nơi để rửa tay và thanh tẩy.

       

Chozubachi tại các đền thờ (hình ảnh)

SHIZENSEKI TSUKUBAI

(Một số tài liệu ghi Shizenseki Chouzubachi)

                                 

Nó có hình dạng giống với Tuskubai được tìm thấy trong khu vườn đền Ryoan-ji ở Kyõto. Hình dạng dựa trên một đồng tiền cổ của Trung Quốc. Vòng tròn đại diện cho trời (dương), bị xuyên qua một lỗ vuông biểu thị đất (âm). Biến thể này được cho rằng là của Mitsukuni Tokugawa (1628-1700) - một người nổi tiếng và có ảnh hưởng trong triều đại Edo. 

Chữ bên trái nghĩa là "mũi tên" (vector) , bên trên có nghĩa là "số năm" bên phải nghĩa là "chim đuôi ngắn" , bộ bên dưới khi đứng riêng thì không có nghĩa cụ thể. Ô vuông ở giữ đóng vai trò là chữ "Khẩu" - , mỗi chữ ở mỗi phía kết hợp với chữ Khẩu để tạo ra một ý nghĩa hoàn toàn khác.

吾 唯 知 足 (Ware Tada Shiru Taru) cũng được xem như Ware Tada Taru wo Shiru . Đã được dịch gần đây, điều này có nghĩa là "Tôi chỉ biết hài lòng" hoặc "Tôi hài lòng với những gì tôi có" hay "Tôi chỉ biết tôi hài lòng với mọi thứ" . Văn bản bây giờ được tìm thấy thường xuyên trên các vườn nước ở Nhật Bản. Theo môn phái Thiền có thể được diễn giải như sau: "Nếu bạn học cách hài lòng, bạn giàu có!" hay "Tôi chỉ học cách thỏa mãn". Càng suy nghĩ nhiều về nó, ý nghĩa sâu hơn sẽ trở nên sâu sắc hơn. Cũng giống như khu vườn đá, nếu tất cả những gì bạn có thể thấy là một đống đổ nát, bạn đã bỏ một qua điểm.

     

Bài viết có tham khảo 1 số thông tin từ 

https://en.wikipedia.org

http://japanesegardening.org

http://www.roji.de/

http://www.zen-garden.org

Vui lòng để "Nguồn: canhquan.net" khi sao chép.

 

Xem phần 2 | Xem ý tưởng về Tsukubai

 

Bài viết liên quan
Được phát triển bởi
CÔNG TY CỔ PHẦN KGM VIỆT NAM
Văn phòng Canhquan.net
  Officce: 284/57 Lý Thường Kiệt, Phường 14, Quận 10, TP HCM
  0969 79 76 19 -   [email protected]
LIÊN KẾT             

 

 

 

 

 

 

Copyright © CanhQuan.Net, a member of KGM Vietnam company.
Hộp thư hỗ trợ