Khi thiết kế cảnh quan của một khuôn viên, khu vườn,.. Các kiến trúc sư cần tuân thủ những nguyên lý thiết kế cảnh quancơ bản để tạo nên một bố cục hợp lí, cân đối. Như bạn đã biết, cảnh quan xanh hiện nay đang rất được quan tâm chú ý đến. Ngày càng có nhiều sự xuất hiện của các công trình xanh nổi bật từ nhỏ đến lớn, từ quy mô cộng đồng, đến quy mô nhỏ lẻ của các hộ gia đình. Một không gian cảnh quan xanh được nhận định đẹp nếu nó được thiết kế theo những quy chuẩn cụ thể và được tính toán cân đối từng chi tiết từ bố cục đến các loại cây trồng sử dụng. Đó được hiểu là những nguyên lí thiết kế cảnh quan. Tất cả các đơn vị thi công hay thiết kế cảnh quan đều sử dụng chung một nguyên lí thiết kế cảnh quan cơ bản. Đó là những nguyên lí nào? Câu trả lời sẽ có ngay tại bài viết này.
Chắc chắn khi nó đến yếu tố này, bạn đều nghĩ ngay đến bánh xe màu sắc trong việc phối màu. Trong cảnh quan có 3 loại phối màu cơ bản mà bất kì kiến trúc sư nào cũng cần phải biết: Phối màu đơn sắc, phối màu tương tự, phối màu tương phản.
Theo các chuyên gia về thiết kế cảnh quan, bạn có thể áp dụng nhiều cách trong cùng không gian, diện tích của khu vườn nhà mình. Tuy nhiên, hãy chọn loại cây hợp lí tùy theo thời tiết khí hậu của mùa.
Những nghiên cứu thực tế chứng minh rằng, màu đỏ, cam, trắng, vàng là 4 màu gây được ấn tượng đối với mắt người nhìn. Thường thì kiến trúc sư sẽ chọn các loại hoa có 4 màu này và được trồng ở trước cổng ra vào hay lối đi vào nhà. Tuy nhiên việc lựa chọn màu sắc cũng cần phải căn cứ vào đặc điểm sở thích, phong thủy của mỗi gia đình, chính vì vậy, bạn hãy lựa chọn loại cây phù hợp sao cho đảm bảo các yếu tố kể trên.
Ý tưởng xây dựng cảnh quan chính là những sáng tạo về đường nét. Tùy theo từng phong cách thiết kế mà kiến trúc sư cho những tạo hình khác nhau. Hãy quan sát không gian theo các chiều hợp lí, kiến trúc phần cứng để thiết kế những đường nét tuyệt vời.
Đường nét được tạo nên từ chiều cao của từng loại cây, sự sắp xếp của các nhánh cây, lá hoặc một thảm thực vật nào đó bất kì.
Thực tế chứng minh được rằng, những đường nét cong sẽ không hấp dẫn, tác động chậm hơn các đường nét thẳng. Bởi những nét mạnh mẽ thẳng của cảnh quan luôn thể hiện sự vững chắc, tác động mạnh vào trí não của con người. Tuy vậy, những đường nét cong sẽ tạo cảm giác mềm mại, thư thái, cảm quan người nhìn sẽ bình an hơn.
Nếu như đường nét làm nên tổng thể của cảnh quan thì hình dáng lại được tạo nên từ các chi tiết như dáng cây, hồ cá kol, núi đá,.. Những ý tưởng về thiết kế hình dạng của cây cũng có mối quan hệ mật thiết đối với tổng thể không gian thiết kế. Có nhiều cây dạng thẳng, hình thù của các con vật, hay phong cách thiết kế từ một tích truyện nào đó,…
Hình dáng cây chính là yếu tố cơ bản tạo nên tổng thể của không gian cảnh quan. Chính vì vậy, bạn cần cân nhắc chu đáo trước khi đi vào thực hiện, cũng như thể hiện được ý đồ bày trí.
Để tạo nên một cảnh quan hoàn chỉnh, rất cần thiết phải chú ý đến kết cấu cũng như tỉ lệ kích thước của mọi vật. Cân đối kích thước giữa nhà ở và cây trồng, giữa bậc thềm với hàng cây bên cạnh. Tất cả phải đảm bảo được sự hài hòa cần thiết.
Một bố cục cảnh quan có hợp lí hay không là phụ thuộc vào đánh giá từ giác quan của mỗi người. Có một vài yếu tố liên quan đến những nhận xét này chính là điều kiện nhìn, tầm nhìn, góc nhìn. Từ lí do đó, các kiến trúc sư nên bố trí một cách cân đối, tạo điểm nhìn phù hợp, trau chuốt cảnh quan ở từng góc nhìn.
Từ vị trí của bạn đến cảnh quan, nếu ngược chiều ánh sáng thì sẽ không nhìn rõ được từng vật thể, nếu cùng chiều sẽ nhìn rất rõ. Chính vì thế, khi thiết kế, bạn cần phải khắc phục được nhược điểm này, tạo ánh sáng đủ ở mọi phía.
Cần phải xác định rõ được tỉ lệ tương quan giữa khoảng cách nhìn đến các chiều của cảnh quan. Mắt người nhìn rõ sự vật nhất ở góc 28 độ (D/2L) sẽ có thể nhìn được trọn vẹn các chi tiết. Nếu cảnh vật trong không gian rộng thì góc nhìn chuẩn nhất là 18 độ (D/3L).
D/L là một tỉ lệ quan trọng trong việc đánh giá chất lượng của không gian:
D/L < 1: Không gian hẹp, người nhìn sẽ thấy nhỏ, kín, cảm giác không thỏa mái
D/L = 1: Tỉ lệ này khá cân bằng giữa tầm nhìn đến vật, tạo sự gần gũi
D/L = (1,2): Cảm giác cân xứng
D/L >2: Tạo cảm giác nhìn ở một không gian rộng, trống, không nhìn rõ các chi tiết.
Vì thế, để tạo nên sự cân xứng giữ tầm nhìn thưởng thức của người nhìn, bạn cần phải tính toán hợp lí.
Trên đây là tổng hợp 5 nguyên lý thiết kế cảnh quan cơ bản mà bất kì chuyên gia thiết kế nào cũng cần phải biết. Dựa vào đây, bạn có thể dễ dàng tạo riêng cho gia đình mình một cảnh quan nhỏ để thư giãn.
(Sưu tầm)
LIÊN KẾT |