magazine
Tạp chí kiến trúc cảnh quan
Thẻ
Phương
Cấp 4 - 911 điểm
HƯỚNG DẪN
Tìm hiểu về Resort và Hồ sơ thiết kế Resort bao gồm những gì?

Đối với các sinh viên kiến trúc cảnh quan, chắn chắn cũng đã quen với việc thể hiện poster khổ lớn và hồ sơ thuyết minh đồ án về resort cũng như các đồ án liên quan. Tuy vậy, khi ra trường và bắt đầu đi làm, sẽ còn nhiều bỡ ngỡ. Mình cũng vậy, nên trong thời gian tìm hiểu, mình thấy hồ sơ thực tế có nhiều cái phức tạp và thú vị. Mặc dù chỉ làm việc bàn giấy, vẽ vời các kiểu, hồ sơ có sếp lo rồi, nhưng những ngày COVID-19 hoành hành này, tranh thủ tìm hiểu tí kiến thức thì còn gì hợ lý bằng nhỉ ? Thông tin từ trong bài viết có thể còn nhiều chỗ chưa chính xác, các bạn góp ý bằng cách bình luận bên dưới nhé ! Bài viết này mình tổng hợp từ nhiều nguồn, mong sẽ giúp ích cho các bạn ! Các nguồn tham khảo ở dưới bài viết nhé ! 

   Resort là gì ?

Về cơ bản có thể hiểu Resort là khu nghỉ dưỡng, là loại hình khách sạn được xây dựng độc lập thành khối hay quần thể bao gồm các khu căn hộ, biệt thự… ở những khu vực có cảnh quan, không gian rộng rãi, đẹp, yên bình, xa khu đô thị, dân cư để phục cụ nhu cầu nghỉ dưỡng, tham quan du lịch của con người. 

Trong TCVN 7801 : 2008 - Quy Hoạch Phát Triển Khu Du Lịch - Tiêu Chuẩn Thiết Kế định nghĩa :

Khu du lịch (Tourist Resort) Là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, với ưu thế nổi bật về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, được quy hoạch, đầu tư phát triển đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường; Khu du lịch bao gồm khu du lịch quốc gia, khu du lịch địa phương và khu du lịch khác.

Trong  TCVN 9506 : 2012 quy định một số định nghĩa liên quan:

Khách sạn nghỉ dưỡng (resort hotel) : Cơ sở lưu trú du lịch được xây dựng thành khối hoặc thành quần thể các biệt thự, nhà thấp tầng, thường ở khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp, không khí trong lành, thường gần biển, gần sông, gần núi… phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, giải trí, tham quan… của khách du lịch.

Khu nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe (spa resort)Cơ sở có nguồn nước khoáng hoặc có các yếu tố tự nhiên (thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng….) dùng cho mục đích trị liệu và phục hồi sức khỏe

Trại nghỉ, trung tâm nghỉ dưỡng, làng nghỉ dưỡng (holiday camp; holiday centre, holiday village)Cơ sở lưu trú du lịch có cung cấp trang thiết bị và tiện nghi phục vụ khách lưu trú trong các khu nhà thấp tầng/nhà gỗ kiểu Châu Âu, hoặc các nhà nghỉ caravan và cung cấp các dịch vụ giải trí, ăn uống, mua sắm.

 

   Một số loại hình Resort

Khu nghỉ dưỡng phức hợp

Khu nghỉ dưỡng phức hợp (khu phức hợp nghỉ dưỡng hay còn được gọi là các siêu dự án nghỉ dưỡng) được dùng để mô tả một khu nghỉ dưỡng với đầy đủ các tiện ích nghỉ dưỡng được tích hợp trong một quy mô khép kín tại một địa điểm trong lĩnh vực du lịch để mang lại trãi nghiệm tốt nhất cho du khách nghỉ dưỡng. Đây là một loại hình nghỉ dưỡng cao cấp và tiến bộ nhất trong lĩnh vực du lịch và cũng là xu hướng trên thế giới. 

Khu nghỉ dưỡng phức hợp về cơ bản như một thị trấn, một thành phố bao gồm rất nhiều khách sạn hướng tới những tiện ích và dịch vụ chính yếu và nổi tiếng của địa phương đó. Hay nói một cách khác là nó có mối quan hệ cộng sinh với một hoặc nhiều địa danh gần nó. Dựa vào đó, khu nghỉ dưỡng phức hợp có nhiều nhà hàng, khu vui chơi giải trí, tiêu khiển, các cửa hàng bán lẻ, khách sạn hội nghị và các tiện nghi khác.

Khu nghỉ dưỡng khép kín (Destination resort)

Khu Nghỉ Dưỡng Khép Kín là một khu nghỉ  mát có chứa khả năng thu hút  khách cần thiết ngay chính bên trong cơ sở của nó.

Từ một số thông tin trên Internet cho rằng khu nghỉ dưỡng khép kín được phân chia làm hai khu:

– Khu du lịch nghỉ mát (Vacation resort): Những resort độc đáo lớn hay nhỏ sẽ được phân định theo những điểm hấp dẫn và các tiện ích chính đối với du khách.

+ Khu du lịch chuyên ngành: Thường thêm vào các hình thức vui chơi giải trí sống động để thu hút du khách.

+ Khách sạn hội nghị: Cung cấp các phòng hội nghị, các dịch vụ cho việc hội họp, một số phòng triển lãm, không gian trưng bày, nhà hàng, các cửa hàng bán lẻ, cơ sở y tế…

– Sòng bạc (Casino): Các sòng bạc mang rất nhiều tiện ích. Ở đó có thể là các nhà hàng đặc sản, spa chăm sóc sức khỏe, các tiện ích, dịch vụ hiện đại, sân golf 18 lỗ hoặc 2 sân, phòng chơi game truyền thống, nhà hàng… (tất nhiên "Sòng bạc" chỉ là tên gọi một khu chức năng chứ không phải là Resort nào cũng có sòng bạc nhé)

Trong TCVN 7801 : 2008 - Quy Hoạch Phát Triển Khu Du Lịch - Tiêu Chuẩn Thiết Kế quy định như sau

Mục 8.1. Khu du lịch thường được xây dựng và phát triển bao gồm các thành phần chức năng chính như sau:

- Lưu trú.
- Đón tiếp và điều hành hoạt động du lịch.
- Vui chơi giải trí, thể thao... gắn với tài nguyên khu du lịch.
- Công viên, cây xanh cảnh quan.
- Khu phụ trợ.
Ngoài ra, để khai thác các đặc trưng văn hoá khu vực, có thể tổ chức một số thành phần chức năng khác tạo thành sản phẩm du lịch mang tính đặc thù và khu vực dự trữ phát triển cho giai đoạn lâu dài. 

Các đồ án thiết kế trong trường kiến trúc đều tuân thủ vào Tiêu chuẩn này

 

Khu nghỉ dưỡng tiện lợi (Property resort)

Khách sạn trong các thành phố được cải tiến và nhiều nơi có thêm cụm spa, casino, các cụm rạp hát, khu mua sắm, tòa nhà di tích lịch sử và công trình khảo cổ… tất cả chúng ta gọi chúng là khu nghỉ dưỡng tiện lợi. Thông thường, một khu nghỉ dưỡng tiện lợi sẽ nhỏ, chỉ với một hoặc hai tiện ích và dịch vụ nghỉ dưỡng chính yếu. Do đó, nó không có tính khép kín.

   Vai trò của hồ sơ thiết kế Resort

Vai trò của hồ sơ thiết kế Resort trong việc xây dựng và hoàn thiện một dự án Resort để đưa vào kinh doanh là vô cùng cần thiết cho mỗi chủ đầu tư.

Việc sở hữu một bộ hồ sơ thiết kế Resort đầy đủ và chi tiết sẽ giúp cho quá trình thi công và hoàn thiện dự án Resort được diễn ra theo đúng kế hoạch, nâng cao giá trị dự án từ đó mang về những lợi ích to lớn và bền vững cho phía chủ đầu tư. 

 

   Hồ sơ thiết kế Resort bao gồm những gì?

Ở phần này có lẽ một số công ty sẽ có những bộ hồ sơ phù hợp với công ty của mình dựa trên quy định hiện hành của Việt Nam, nên mình đưa cả 2 nội dung trong TCVN và trong thực tế một số nơi để các bạn có thể hình dung được. Bởi lẽ để có một hồ sơ có sự tham gia của nhiều thành phần như : Kiến trúc sư Quy hoạch, Kiến trúc sư Cảnh quan, Kiến trúc sư Công trình và các kỹ sư nên trên cơ sở quy định và thực tế có sự khác rất nhiều. Phần này mình cũng chưa có trải nghiệm và hiểu biết thực tế nhiều, đa phần là tham khảo tài liệu, internet và một số người quen biết. Các bạn tham khảo và góp ý nhé !

Trong TCVN 7801 : 2008 - Quy Hoạch Phát Triển Khu Du Lịch - Tiêu Chuẩn Thiết Kế quy định một số điều cơ bản và cơ sở như sau

Phụ lục B quy định Hồ sơ quy hoạch phát triển khu du lịch

B.1 Hồ sơ quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch
B.1.1 Phần bản đồ, sơ đồ
a) Sơ đồ vị trí và mối quan hệ du lịch vùng, tỷ lệ 1/25.000 - 1/100.000 - 1/250.000;
b) Bản đồ đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tài nguyên, môi trường du lịch; hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hiện trạng phát triển du lịch (nếu có) và sử dụng đất, tỷ lệ 1/5.000 – 1/10.000;
c) Mặt bằng phát triển không gian du lịch, phân khu chức năng và quy hoạch sử dụng đất, tỷ lệ 1/5.000 -1/10.000;
d) Bản đồ quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch tỷ lệ 1/5.000;
e) Bản đồ quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch tỷ lệ 1/5.000;
f) Sơ đồ quy hoạch xây dựng đợt đầu, tỷ lệ 1/5.000;
g) Bản đồ sử dụng đất và quy hoạch không gian kiến trúc cảnh quan khu vực xây dựng đợt đầu, tỷ lệ 1/2.000;
h) Bản đồ quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu vực xây dựng đợt đầu, tỷ lệ 1/2.000;
i) Bản đồ tổng hợp đường dây đường ống khu vực xây dựng đợt đầu, tỷ lệ 1/2.000;
k) Hồ sơ chỉ giới đường đỏ các trục đường chính khu vực xây dựng đợt đầu, tỷ lệ 1/2.000.
l) Các sơ đồ, bảng biểu minh họa (không quy định tỷ lệ).
B.1.2 Phần thuyết minh
- Yêu cầu nội dung thuyết minh quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch phải luận cứ được lý do, các căn cứ lập quy hoạch, mục tiêu và các nội dung đạt được của quy hoạch, đề xuất một số giải pháp bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch, các chính sách và giải pháp thực hiện quy hoạch, các phụ lục văn bản có liên quan.


CHÚ THÍCH:
1) Trường hợp đối với những khu du lịch có quy mô diện tích >15.000ha, trong ranh giới khu du lịch có nhiều thành phần đất thuộc nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau tuỳ theo đặc điểm quy mô của từng khu du lịch, quy hoạch TTPT khu du lịch khi đó có những nội dung sau:
a. Đánh giá hiện trạng về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tài nguyên du lịch (động lực phát triển khu du lịch);
b . Xác định hệ thống các điểm dân cư, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, các khu vực bảo vệ cảnh quan, di sản, các khu vực cấm xây dựng và phát triển du lịch, khu dự trữ phát triển....
c. Xác định các khu vực phát triển du lịch (quy mô, tính chất);
d. Xác định mạng lưới, vị trí, quy mô các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật để phát triển du lịch nói riêng và kinh tế xã hội nói chung;
e. Dự kiến những hạng mục, khu vực ưu tiên phát triển và nguồn lực thực hiện;
f. Dự báo tác động môi trường và đề xuất biện pháp giảm thiểu tác động môi trường từ hoạt động du lịch.


2) Hồ sơ đồ án quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch
a) Phần bản vẽ
- Bản đồ vị trí và mối quan hệ du lịch, kinh tế xã hội liên vùng, tỷ lệ 1/100.000 -1/250.000;
- Bản đồ đánh giá hiện trạng tổng hợp gồm sử dụng đất, hệ thống các cơ sở kinh tế, hạ tầng kỹ thuật tài nguyên du lịch, đánh giá tổng hợp đất xây dựng và phát triển du lịch, tỷ lệ: 1/10.000 - 1/25.000;
- Bản đồ định hướng phát triển không gian du lịch, các điểm dân cư, các khu vực phát triển kinh tế khác như nông, m\lâm, ngư nghiệp, các khu vực bảo tồn cảnh quan, di tích, khu dự trữ phát triển, tỷ lệ 1/10.000 -1/25.000;
- Bản đồ định hướng phát triển hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch và kinh tế xã hội khác, tỷ lệ 1/10.000- 1/25.000;
- Bản vẽ minh hoạ các khu vực ưu tiên đầu tư, các khu vực trọng điểm phát triển du lịch, các trục cảnh quan, theo tỷ lệ thích hợp.
b) Báo cáo tổng hợp gồm thuyết minh, các văn bản pháp lý có liên quan, tờ trình, điều lệ quản lý quy hoạch khu du lịch...


B.2 Hồ sơ quy hoạch cụ thể phát triển du lịch
B.2.1 Phần bản đồ, sơ đồ
a) Sơ đồ vị trí và giới hạn khu đất quy hoạch, tỷ lệ 1/5.000. – 1/10.000.
b) Bản đồ đánh tài nguyên môi trường du lịch, hiện trạng phát triển du lịch và quỹ đất xây dựng, tỷ lệ 1/1.000 đến 1/2.000;
c) Bản đồ đánh giá hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật tỷ lệ 1/1.000 đến 1/2.000;
d) Sơ đồ cơ cấu phân khu chức năng du lịch tỷ lệ 1/5.000 đến 1/10.000;
e) Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỷ lệ 1/1.000 đến 1/2.000;
f) Bản đồ tổ chức không gian quy hoạch mặt bằng kiến trúc và cảnh quan tỷ lệ 1/1.000 đến 1/2.000;
g) Bản đồ quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật, tỷ lệ 1/1.000 đến 1/2.000;h) Bản đồ tổng hợp đường dây đường ống kỹ thuật tỷ lệ 1/1.000 đến 1/2.000;
i) Hồ sơ chỉ giới đường đỏ và xây dựng, tỷ lệ 1/1.000 đến 1/2.000;
k) Các bản vẽ minh hoạ, theo tỷ lệ thích hợp.
B.2.2 Phần thuyết minh của quy hoạch: Cần tổng hợp đầy đủ các nội dung của quy hoạch.

 

Còn  dưới đây là thành phần hồ sơ trên thực tế mình tham khảo được từ một số nguồn trên internet, khá là đầy đủ và chi tiết (Nguồn tham khảo từ https://funnycms.com/)

Thông thường, một hồ sơ thiết kế cho một dự án Resort đầy đủ bao gồm những loại hồ sơ sau đây:

- Hồ sơ thiết kế sơ bộ  Thiết kế sơ bộ là thiết kế được lập trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, thể hiện những ý tưởng ban đầu về thiết kế xây dựng công trình, lựa chọn sơ bộ về dây chuyền công nghệ, thiết bị làm cơ sở xác định chủ trương đầu tư xây dựng công trình.(Luật xây dựng 50/2014/QH13 của Quốc hội)

- Hồ sơ thiết kế kết cấu công trình

- Hồ sơ thiết kế điện, cấp thoát nước và công nghệ thông tin cho công trình

- Hồ sơ thiết kế nội thất công trình

- Hồ sơ in màu phối cảnh kiến trúc nhà ở với khắc họa chân thật bằng hình ảnh màu 2D, 3D

- Hồ sơ dự toán thi công kiến trúc công trình

Khi làm việc với đơn vị thi công thiết kế, nếu phát hiện thiếu một trong những loại hồ sơ đã kể trên thì chủ đầu tư cần phải yêu cầu bổ sung ngay. Dưới đây là  3 giai đoạn quan trọng trong việc thực hiện một hồ sơ thiết kế Resort, xen kẽ qua lại giữa các hồ sơ trên

1. Hồ sơ thiết kế cơ sở

Thiết kế cơ sở là thiết kế được lập trong Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng trên cơ sở phương án thiết kế được lựa chọn, thể hiện được các thông số kỹ thuật chủ yếu phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng, là căn cứ để triển khai các bước thiết kế tiếp theo. (Luật xây dựng 50/2014/QH13 của Quốc hội)

- Sơ đồ vị trí và giới hạn khu đất quy hoạch

- Bản đồ đánh giá tổng hợp hiện trạng

- Thuyết minh thiết kế cơ sở: tóm tắt địa điểm, phương án thiết kế tổng mặt bằng, quy mô công trình, giải pháp kết nối hạ tầng; giải pháp kiến trúc, kết cấu, kỹ thuật và hạ tầng kỹ thuật, công nghệ; giải pháp bảo vệ môi trường; giải pháp phòng chống cháy nổ; danh mục các quy chuẩn và tiêu chuẩn áp dụng.

- Bản vẽ thiết kế xây dựng: thể hiện các giải pháp quy hoạch tổng mặt bằng, kiến trúc công trình, kết cấu, hệ thống kỹ thuật chính, hạ tầng ... với kích thước và khối lượng chính, các mốc định vị, tọa độ và cao độ xây dựng theo hệ tọa độ quốc gia VN-2000, bản vẽ kết nối với hạ tầng khu vực.

- Bản vẽ hệ thống phòng cháy và chữa cháy.

- Tờ trình thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình.

- Các tài liệu pháp lý có liên quan.

2. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật 

Là thiết kế cụ thể hóa thiết kế cơ sở sau khi dự án đầu tư xây dựng công trình được phê duyệt nhằm thể hiện đầy đủ các giải pháp, thông số kỹ thuật và vật liệu sử dụng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng, là cơ sở để triển khai thiết kế bản vẽ thi công. (Luật xây dựng 50/2014/QH13 của Quốc hội)

Nội dung thiết kế kỹ thuật bao gồm 3 phần: Phần thuyết minh -  Phần bản vẽ - Tổng dự toán

 

Phần thuyết minh

– Căn cứ để lập thiết kế kỹ thuật.

– Thuyết minh tổng quát

– Nội dung cơ bản của dự án đầu tư được duyệt.

– Tóm tắt nội dung đồ án thiết kế được chọn và các phương án so sánh.

– Các thông tin và chỉ tiêu cần đạt được của công trình theo phương án được chọn.

– Danh mục quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng, thiết kế mẫu được sử dụng.

+) Điều kiện tự nhiên, tác động của môi trường, diều kiện kỹ thuật chi phối thiết kế

– Điểu tra tác động môi trường.

– Tài liệu địa hình, địa chất công trình, thuỷ văn, khí tượng và động đất ở khu vực xây dựng.

– Những điều kiện phát sinh sau khi lập dự án đầu tư.

+) Phần kinh tế kỹ thuật

– Những chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và hiệu quả đầu tư.

– Phương án, danh mục, chất lượng sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm.

– Năng lực, công suất thiết kế và các thông số của công trình

+) Giải pháp kiến trúc xây dựng

– Giải pháp về kiến trúc, kết cấu chính, nền móng…

– Giải pháp kỹ thuật xây dựng: kết cấu chịu lực chính, nền móng có bản tính kèm theo nêu rõ cơ sớ. phương pháp và kết quả tính toán.

– Bố trí tổng mặt bằng, diện tích chiếm đất, diện tích xây dựng công trình

– Lắp đặt thiết bị và trang trí nội thất.

– Các hệ thống hạ tầng kỹ thuật: cấp điện, cấp nhiệt, cấp nước, thoát nước, thông tin, báo cháy, diều khiển lự động… có bản tính kèm theo nêu rõ phương pháp và kết quá tính toán.

– Trang trí bên ngoài: trồng cây xanh, sân vườn, lối đi…

– Tổng hợp khối lượng xây lắp, vật tư chính, thiết bị công nghệ của từng hạng mục công trình và toàn bộ công trình, so sánh các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của các phương án thiết kế.

+) Thiết kế tổ chức xây dựng: Nêu lên các chỉ dẫn chính về biện pháp thi công và an toàn trong quá trình xây dựng.

 

Phần bản vẽ của thiết kế kỹ thuật bao gồm

– Hiện trạng của mặt bằng và vị trí trên bản đồ của công trình được thiết kế.

– Tổng mặt bằng bố trí chi tiết các hạng mục công trình và các hệ thống kỹ thuật.

– Phối cảnh toàn bộ công trình.

– Mặt bằng, mặt cắt ngang, cắt dọc chính, các mặt đứng của hạng mục công trình.

– Các bản vẽ chuẩn bị kỹ thuật khu đất xây dựng (san nền, thoát nước), và các công trình hạ tầng ngoài nhà (đường, cấp điện, cấp nước, thải nước, xử lý nước thải, bảo vệ môi trường).

– Sơ đồ mặt bằng các phương án bố trí và kích thước các kết cấu chịu lực chính: nền, móng, cột, dầm, sàn…

– Bố trí trang thiết bị và các bộ phận công trình phụ cần thiết.

– Các hệ thống công trình kỹ thuật bên trong công trình: cấp điện, cấp nước, thải nước, thông gió, điểu hoà nhiệt độ, thông tin, báo cháy, chữa cháy.

– Lối thoát nạn và giải pháp chống cháy nổ công trình.

– Xây dựng bên ngoài: hàng rào, cây xanh, sân vườn.

-  Tổng mặt bằng tổ chức xây dựng và mặt bằng thi công các hạng mục đặc biệt.

– Mô hình toàn bộ công trình hoặc từng bộ phận công trình.

 

 Phần tổng dự toán

Tổng dự toán xây dựng nói lên toàn bộ chi phí dự án mà các chủ đầu tư phải bỏ vốn thực hiện. Tổng dự toán không được vượt tổng mức đầu tư được duyệt,

Tổng dự toán xây dựng công trình bao gồm các dự toán xây dựng công trình, hạng mục công trình; chi phí quản lý dự án và chi phí khác của dự án chưa được tính trong dự toán xây dựng công trình, hạng mục công trình.

 

3. Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công 

Là thiết kế thể hiện đầy đủ các thông số kỹ thuật, vật liệu sử dụng và chi tiết cấu tạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng, bảo đảm đủ điều kiện để triển khai thi công xây dựng công trình. (Luật xây dựng 50/2014/QH13 của Quốc hội)

Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công gồm 2 phần chính: bản vẽ thi công và dự toán thiết kế bản vẽ thi công.

Bản vẽ thi công bao gồm:

– Chi tiết các bộ phận công trình: thể hiện đầy đủ vị trí, kích thước, quy cách và số lượng từng loại vật liệu cấu kiện có ghi chứ cần thiết cho người thi công.

– Chi tiết về mặt bằng, mặt cắt các hạng mục công trình; thể hiện đầy đủ vị trí kích thước các chi tiết kết cấu, thiết bị công nghệ, có biểu liệt kê khối lượng xây lắp và thiết bị của hạng mục công trình đó, chất lượng, quy cách của từng loại vật liệu, cấu kiện điển hình được gia công sẵn, có thuyết minh hướng dẫn về trình tự thi công, các yêu cầu về kỹ thuật an toàn lao động trong thi công.

– Chi tiết lắp đặt thiết bị công nghệ và hệ thống kỹ thuật đường xá.

– Tổng hợp khối lượng xây lắp, thiết bị, vật liệu của từng hạng mục công trình và toàn bộ công trình (thể hiện đầy đủ các quy cách, số lượng của từng loại vật liệu, cấu kiện, thiết bị).

– Gia công cấu kiện và các chi tiết phải làm tại công trường.

– Bảo vệ môi trường, phòng chống cháy, nổ, an toàn vận hành…

– Quy trình kỹ thuật bảo hành, bảo trì công trình.

Dự toán thiết kế bàn vẽ thi công bao gồm:

– Căn cứ và cơ sở để lập dự toán.

– Bảng dự toán chi phí xây dựng của lừng hạng mục công trình và tổng hợp dự toán chi phí xây dựng của tất cá các hạng mục công trình.

 

 

Trên đây là những thông tin cơ bản của Hồ sơ thiết kế Resort mình đã tổng hợp được, còn thiếu sót nhiều, các bạn để lại góp ý phía dưới nhé!

Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết!

Bài viết liên quan
Được phát triển bởi
CÔNG TY CỔ PHẦN KGM VIỆT NAM
Văn phòng Canhquan.net
  Officce: 284/57 Lý Thường Kiệt, Phường 14, Quận 10, TP HCM
  0969 79 76 19 -   [email protected]
LIÊN KẾT             

 

 

 

 

 

 

Copyright © CanhQuan.Net, a member of KGM Vietnam company.
Hộp thư hỗ trợ