magazine
Tạp chí kiến trúc cảnh quan
Thẻ

Biết cách trồng và chăm sóc cây lộc vừng đúng cách bạn sẽ cho hoa và lộc mang lại tài vận và may mắn cho gia đình. Trồng cây lộc vừng trong khuôn viên nhà, đặc biệt khi cây nở hoa đỏ rực sẽ mang lại nhiều tài lộc và niềm vui cho gia chủ. Nên trồng trước sân, ở vị trí thoáng đãng để cây có thể phát triển tốt.

 

 

A/ Cách chăm sóc 

Tương tự như chăm sóc các cây cảnh khác, chỉ cần trồng cây, hoặc đặt bồn ở nơi thoáng đãng để cây phát triển đều ở cả bốn phía. Hàng ngày, chú ý tưới nước giữ độ ẩm tối đa cho cây. Thường xuyên quan sát diệt trừ sâu bọ bằng cách dùng kẹp hoặc phun thuốc. Hàng tháng nên đều đặn tưới nước phân bổ sung cho cây, 2 hoặc 3 năm nên tiến hành thay đất mới và trồng lại cây một lần để đảm bảo cho cây luôn đủ chất dinh dưỡng phát triển và ra hoa đúng mùa.

Tạo rễ, buông rễ: rễ lộc vừng rất nhạy cảm với môi trường ẩm và ngập nước. Nếu muốn cho ra rễ ở điểm nào của thân cây, có thể bó mùn, giữ ẩm hay ngâm vào nước ngập đúng điểm đó, sau 2 - 3 tháng rễ sẽ mọc ra (thường mọc đúng mặt nước trên dưới 10 cm) tùy cây to, nhỏ và điều kiện cụ thể mà chọn biện pháp thích hợp, khi đã có rễ ra, nâng dần cây lên (hạ dần nước xuống) rễ sẽ theo đó mà buông dài dần theo ý muốn.

Cách phòng, chữa một số bệnh: cây đang to, khỏe, xanh tốt, tự nhiên có hiện tượng lá vàng, rụng (có thể lá héo khô ở trên cây) sau đó chết từng cành, rồi lan đến chết toàn thân. Dự đoán sơ bộ ban đầu cho thấy: nguyên nhân bệnh chết lộc vừng ở Nam Toàn hiện nay là do tuyến trùng gây nên, tuyến trùng là đối tượng dịch hại khá phổ biến và gây thiệt hại rất lớn đối với các quốc gia trồng tiêu trên thế giới. Có đến 36 loài tuyến trùng ký sinh gây hại đã được báo cáo, trong đó có hai đối tượng quan trọng nhất là Radopholus similisMeloidogyne spp.
Hiện nay, có khoảng 10 giống tuyến trùng được phát hiện ở Campuchia, các vùng miền Đông Nam bộ và Tây Nguyên (nơi bà con Nam Toàn thu thập cây lộc vừng về trồng), trong đó loài Meloidogyne spp. rất phổ biến. Tuyến trùng ký sinh bên trong rễ gây hiện tượng u bướu rễ, đặc biệt những hệ thống rễ làm nhiệm vụ hút dinh dưỡng để nuôi cây.
Nghiêm trọng hơn là khi tuyến trùng chui vào bên trong rễ cây tạo vết thương vùng rễ, từ đó tạo cơ hội cho các loại nấm Phytophthora, Fusarium, Pythium tấn công gây nên bệnh chết nhanh, chết chậm cành và cả cây. Triệu chứng phổ biến là cây có dấu hiệu vàng lá, phổ biến là những lá từ dưới gốc lên, cây chậm phát triển, còi cọc. Khi kiểm tra hệ thống rễ có những u bướu, với nhiều lỗ nhỏ, tròn, màu nâu đến nâu đen, có kích thước rất nhỏ.

Trước tình hình cây lộc vừng bị bệnh trên,  nên cách ly các cây có hiện tượng bị bệnh, đến những nơi riêng biệt để trồng, chăm sóc (tốt nhất là một khu đất giữa cánh đồng lúa) để tránh lan truyền bệnh sang những cây khác. Tạm ngừng việc thu thập, mua bán cây lộc vừng ở những nơi có thể là nguồn bệnh (Campuchia, Tây Nguyên…) để tránh mang thêm nguồn bệnh về, đồng thời cũng tạm ngừng việc buôn bán kinh doanh cây lộc vừng sang các nơi khác.  Áp dụng ngay các biện pháp chữa bệnh cho những cây bắt đầu có biểu hiện, và phòng cho những cây có nguy cơ bị bệnh bằng cách đánh lên, thay đất, trồng cây trong cát sạch và dùng thuốc Vifu-Super 5GR với liều lượng 0,2 - 0,5 kg, rắc hoặc hòa vào nước tưới cho 1 gốc cây (tùy theo cây to nhỏ khác nhau). Chăm sóc tốt những cây chưa bị bệnh, để cây có sức sống tốt, có khả năng chống chịu các loại bệnh, trong đó có bệnh héo, chết rũ.


B/ Cách xử lý ra hoa 

Cây Lộc vừng trồng dưới đất tự nhiên thì một năm ra hoa 2 lần, một lần vào giữa năm và một lần vào cuối năm. Như vậy việc kích thích cây Lộc vừng ra hoa đúng dịp Tết cũng có thể thực hiện được. Để kích thích lộc vừng ra hoa cần lưu ý các điều kiện sau:

 

 

1. Về chế độ ánh sáng:

Nếu trồng cây Lộc vừng dưới đất cần trồng nơi có nhiều ánh sáng, có thể trồng nơi ven bờ sông hồ, cây Lộc vừng sẽ ra hoa tự nhiên không cần xử lý kích thích, loài cây Lộc vừng có lá tròn nhỏ ( thường có xuất xứ từ miền Trung trở ra Bắc) sẽ siêng có hoa hơn  cây Lộc vừng có lá dài to ( còn gọi là cây Chiếc hay cây Mực ).

Trường hợp trồng cây Lộc vừng trong chậu thì đặt cây nơi có đầy đủ ánh sáng không bị che bóng. Cây trong chậu sẽ rất khó ra hoa do điều kiện dinh dưỡng kém nên thường xuyên bón phân hữu cơ hoai mục và DAP để cây sinh trưởng tốt.

 

2. Chọn thời điểm kích thích ra hoa:

Thời gian từ khi kích thích đến khi ra hoa là 03 tháng, khi thấy cây Lộc vừng có bộ tán lá xanh tốt thì bắt đầu xử lý kích thích ra hoa.

Ví dụ : Để canh cây Lộc vừng ra hoa vào dịp Tết thì chọn đầu tháng 9 âm lịch bắt đầu kích thích ra hoa.

 

3. Lựa chọn cách kích thích ra hoa:

Có hai cách để kích thích cây Lộc vừng ra hoa

Làm cho cây sinh trưởng trong điều kiện ngập nước:

 Dùng đất bít lỗ thoát nước dưới đáy chậu xong đổ nước vào chậu cho nước ngập một phần rễ cây khoảng 30 %. Sau một tháng khi cây vừa quen với tình trạng rễ ngập nước thì thoát nước ra, lúc này bắt đầu phun KNO3 kết hợp vitamin B1 liều lượng 100 gam KNO3 + 12 ml B1 cho bình 8 lít nước phun ướt toàn bộ tán lá cây ( lúc chiều mát).Thời gian phun là 3 lần cách nhau 7-10 ngày.Tưới nước vừa đủ, khi thấy cây Lộc vừng phún chồi lá thì mới tưới nhiều.

Siết nước tưới kết hợp lặt bỏ lá cây:

 Khi cây Lộc vừng sinh trưởng tốt, để giúp cây chuyển sang giai đoạn phân hóa mầm hoa thì bắt đầu cắt nước không tưới hoàn toàn trong thời gian 5- 7 ngày, khi thấy lá cây có dấu hiệu vàng héo thì tưới nhẹ vùa đủ ẩm, sau đó lặt bỏ hết lá trên cây. Dùng KNO3 và vitamin B1 với liều lượng 120 g KNO3 + 12 ml B1 pha trong bình 8 lít nước phun ướt toàn bộ tán cây ( lúc chiều mát).Phun 3 lần cách nhau 7- 10 ngày.Khi thấy cây phun lá non thì tưới nước đầy đủ.

Để cây Lộc vừng ra hoa bền và lâu cần bón thêm phân hạt NPK 5-15-25 TE rải xung quanh đất gốc cây, xong dùng đất lấp lại.

Liều lượng sử dụng:

Cây trong chậu nhỏ ( Đường kính chậu từ 60 – 80 cm) 1 muỗng canh cho một lần bón

Cây trung bình  ( Đkính chậu 100 – 120 cm) : 2 muỗng canh cho một lần bón

Cây to ( Đkính chậu > 120 cm): 3 muỗng canh cho một lần bón.

Chúc bạn thành công!

Để biết thêm thông tin về cây Lộc Vừng bạn hãy truy cập vào đây nhé: Cây Lộc Vừng

 

Nguồn: 

TS. Đặng Văn Đông

trongraulamvuon.com

| 7366 Lượt xem
Bài viết liên quan
Được phát triển bởi
CÔNG TY CỔ PHẦN KGM VIỆT NAM
Văn phòng Canhquan.net
  Officce: 284/57 Lý Thường Kiệt, Phường 14, Quận 10, TP HCM
  0969 79 76 19 -   [email protected]
LIÊN KẾT             

 

 

 

 

 

 

Copyright © CanhQuan.Net, a member of KGM Vietnam company.
Hộp thư hỗ trợ