Căng thẳng là một phần tự nhiên trong cuộc sống và luôn trong chừng mực nhất định, nó giúp cải thiện hiệu suất công việc. Tuy nhiên, nếu quá nhiều căng thẳng có thể dẫn tới các bệnh như đau đầu, đau dạ dày. Nghiêm trọng hơn, căng thẳng mãn tính có thể gây ra các vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe như trầm cảm, các bệnh tim. Bây giờ đã đến lúc bạn cần kiểm tra mức độ căng thẳng trong công việc, cũng như khám phá bí quyết để giải quyết nó tốt hơn.
Nhằm tránh bị căng thẳng trong công việc, việc trau dồi và nâng cao kỹ năng quản lý thời gian là đều vô cùng cần thiết. Cụ thể, bạn nên lên kế hoạch công việc cần làm theo từng ngày để sử dụng thời gian hiệu quả. Đây là cách hiệu quả nhất vì nó giúp bạn nắm rõ những việc bạn đang làm và giúp bạn tập trung vào công việc hơn.
Tự mình sắp xếp công việc thay vì phải trong chờ vào người khác, lúc này bạn nhanh chóng lấy lại sự thoải mái trong công việc. Tuy nhiên, bạn đừng quên dành ra những khoảng thời gian trống để nghỉ ngơi và thư giãn đầu óc.
Hãy quan tâm đến sức khoẻ bản thân nhiều hơn nữa, bằng việc thực hiện một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lí. Khi cảm thấy quá căng thẳng trong công việc, hãy đứng dậy đi bộ, hít thở sâu sẽ giúp bạn thư giãn rất nhiều.
Hoặc bạn có thể thư giãn ngay khi làm việc như nghe bản nhạc yêu thích, trò chuyện cùng đồng nghiệp… Tuyệt đối, bạn nên tránh xa rượu bia hay thuốc an thần vì chúng sẽ khiến bạn mệt mỏi và căng thẳng hơn.
Việc cần thiết ngay bây giờ là lập một danh sách các công việc cần làm cho mỗi ngày và thời gian hoàn thành công việc. Tùy theo mức độ quan trọng và tính gấp rút của công việc mà bạn có cách sắp xếp hợp lý, và ưu tiên công việc nào.
Áp lực công việc luôn đè nặng đôi khi khiến bạn chán nản và muốn buông xuôi tất cả. Đây là lúc bạn thích hợp để chia sẻ điều đó với đồng nghiệp, gia đình và bạn bè. Nói chuyện với sếp của bạn là ưu tiên số 1 nhầm tìm ra hướng giải quyết và yêu cầu giúp đỡ.
Ngoài ra, chia sẻ khó khăn với đồng nghiệp và bạn bè để tìm thấy những lời khuyên chân thành. Đôi khi, chỉ một gợi ý nhỏ của đồng nghiệp lại là giải pháp giúp bạn giải quyết triệt để được vấn đề đang gặp phải. Vì vậy, đừng ngại ngần chia sẻ cùng đồng nghiệp, bạn sẽ cảm thấy thoải mái khi đó hiệu quả làm việc sẽ tăng cao bất ngờ đấy.
Đôi khi căng thẳng lại không đến từ những áp lực trong công việc mà từ các vấn đề trong cuộc sống. Hãy cố gắng kiểm soát cảm xúc của bản thân. Nếu bạn xen lẫn cảm xúc cá nhân vào công việc thì chỉ khiến mọi việc rối tung lên. Tốt hơn, bạn nên xin nghỉ để giải quyết các công việc cá nhân hoặc tạm gác mọi chuyện để tập trung vào công việc.
Không nên gánh cho bản thân quá nhiều công việc cùng một lúc. Đã đến lúc bạn cần học cách từ chối để hoàn thành tốt công việc của mình. Quá nhiều công việc cùng một lúc sẽ làm bạn thấy chán nản, và hiệu quả công việc sẽ không được tốt. Nói không khi nhận thêm những việc bạn cảm thấy quá sức, thay vào đó bạn hãy làm tốt công việc hiện tại. Có như vậy, bạn mới làm việc thoải mái và lâu dài.
Cuộc sống với nhiều lo toan, áp lực từ công việc, gia đình sẽ khiến bạn cảm thấy căng thẳng. Những lúc như vậy việc cười đùa là liều thuốc bổ giúp bạn lấy lại sự cân bằng. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng nụ cười làm tăng tiết các hoóc-môn tích cực trong đó có hooc môn serotonin (hoóc môn điều hòa tâm trạng), và cũng đồng thời đẩy lùi các hoócmôn tiêu cực.
Vì vậy, hãy dành nhiều thời gian để xem một bộ phim hài hay tán gẫu với bạn bè… Những việc tưởng chừng đơn giản nhưng lại rất bổ ích trong việc giải tỏa căng thẳng của bạn đấy.
Hy vọng những bí quyết giải tỏa căng thẳng vừa nêu trên sẽ giúp bạn làm việc đạt hiệu suất cao và tinh thần làm việc thoải mái hơn. Chúc bạn thành công.
Nguồn: Sưu tầm
LIÊN KẾT |