magazine
Tạp chí kiến trúc cảnh quan
Thẻ
Trương Thanh
Cấp 6 - 7284 điểm
HƯỚNG DẪN
Bí kíp để có những phối cảnh diễn họa kiến trúc đỉnh cao

Nguồn: TD Garden | Ego Landscape

 

Bạn có biết điều gì là quan trọng nhất đối với diễn họa kiến trúc không? Nội dung hay phong cách thể hiện? Quan trọng ở cái nó thể hiện hay quan trọng ở cái cách thể hiện nội dung?

Hôm nay, chúng ta sẽ hiệu sự khác nhau giữa diễn họa kiến trúc với việc chỉ đơn giản là ấn nút render trên máy tính!

Chúng tôi luôn cho rằng điều quan trọng mà bạn luôn cần ghi nhớ khi diễn họa họa kiến trúc đó là: bạn muốn thể hiện những nội dung gì?

 

 

 

Câu chuyện (Story)

Câu chuyện là cái chính yếu nhất của một tác phẩm diễn họa. Nếu những bức ảnh của bạn không chứa đựng một câu chuyện, chúng sẽ chỉ là những bức hình "render" hoặc là những "tác phẩm nông cạn, vô nghĩa". Hãy nói đến một câu chuyện đằng sau tác phẩm diễn họa, nếu không phải bằng các công trình kiến trúc xuất hiện trên đó thì hãy kể ra câu chuyện bằng những hoạt động hoặc nội dung nằm bên trong đó.

Để phát hiện ra câu chuyện bên trong tác phẩm diễn họa rất dễ dàng, ví dụ như đó có thể là một cô gái xinh đẹp mặc chiếu váy đang nhìn vào ai đó, hoặc rất nhiều người trong một buổi hòa nhạc. Hoặc câu chuyện có thể được kể bằng các đường nét, bằng cách thể hiện thời tiết hoặc bằng rất nhiều các chi tiết nhỏ nhặt.

 

 Render by Luxigon 

 

Nếu tác phẩm diễn họa của bạn kể được một câu chuyên hay, thì nó sẽ rất thu hút người xem.

Một trong những tác phẩm diễn họa rất ấn tượng chúng tôi sẽ giới thiệu đó là Early Bird, được thực hiện bởi MIRs. chúng ta có thể thấy trong bức hình, vào buổi sáng sớm, những người lao công đang thu gom những thùng rác vào chiếc xe chở rác. Cảnh tượng đó được thể hiện một cách rất tự nhiên, khiến chúng ta liên tưởng tới một câu chuyện. Chúng ta có thể nghe thấy tiếng xe gom rác khi nó chuyển động và những người lao công thì vứt những thùng rác lên.

 The Early Bird by MIR

Bố cục (Composition)

 

" Nếu câu chuyện là vua, thì bố cục là nữ hoàng trong một tác phẩm diễn họa". Không có bố cục chặt chẽ, câu chuyện sẽ trở nên rời rạc, hoặc sẽ trở nên nhàm chán.

Thuật ngữ "bố cục" có nghĩa là "sắp xếp mọi thứ với nhau", nguyên lý này được vận dụng ở tất cả các loại hình nghệ thuật, từ hội họa đến âm nhạc, từ thơ ca đến nhiếp ảnh, đương nhiên là cả diễn họa kiến trúc.

Có rất nhiều cách bố cục khác nhau cho một tác phẩm. Một số dạng bố cục căn bản mà chúng ta có thể liệt kê ra ngay được, ví dụ như, đối xứng (symmetry), lồng ghép (hierarchy), (nhịp điệu (rhythm), lặp lại (repetition), theo trục (axis), .... Hoặc bố cục có thể dựa trên các chủ đề như hình khối (form), tỉ lệ (scale), không gian (space), quy luật, cấu trúc (organization), sự cân bằng (proportion),... 

Tranh vẽ của Pezo Von Ellrichshausen

  Công trình của Pezo Von Ellrichshausen

Hay cùng xem tất cả những bức tranh bên dưới, mặc dù chúng từ những dự án khác nhau nhưng chúng đều có chung một lối bố cục. Đó là kiểu bố cục đối xứng. Các yếu tố được sắp xếp đang đối, tạo nên chiều sâu và sự thu htus cho bức tranh.

 

Vitruvius đã từng nói trong những cuốn sách nổi tiếng về kiến trúc của ông: Đối xúng là cách sắp xếp hài hòa giữa tất cả các yếu tố, nó thể hiện được mối liên hệ giữa một yếu tố với phần còn lại và với tổng thể, khi đó có thể coi mỗi yếu tố được chọn là tiêu chuẩn của bố cục. Lấy ví dụ như trong một công trình ngôi đền cổ, tính đối xứng có thể được tính toán dựa trên đọ dày của các cây cột hay một triglyph, thậm chí là từ một module nào đó. 

Ảnh tham khảo (References)

Để thấy được sự khác biệt giữa một bài diễn họa đẹp và chưa đẹp, bạn cần phải biết được một bài diễn họa được coi là đẹp có nhnugxw điều gì? Việc này chỉ có thể đạt được nếu bạn dành thời gian tự nghiên cứu, tìm hiểu và cảm nhận về diễn họa kiến trúc

Đương nhiên là diễn họa kiến trúc không phải là sản phẩm bắt nguồn của thế giới công nghệ hiện đại ngày nay, mà nó đã có từ rất lâu từ hội họa. 

Bài diễn họa của Luxigons cũng không giống với bức tranh của Rembrandt. Nguồn tham khảo có ở mọi nơi, bạn có thể tham khảo từ phim ảnh, hội họa, âm nhạc,...

 

Tất nhiên là bạn có thể dùng những bức ảnh diễn họa kiến trúc để làm ảnh tham khảo. Tuy nhiên, ban đầu khi bạn tìm ý tưởng thể hiện, chúng tôi khuyên bạn nên dành thời gian nghiên cứu, tìm hiểu ở các lĩnh vực nghệ thuật khác sau đó áp dụng chúng cho bài diễn họa kiến trúc của mình.

Màu sắc (Color)

Màu sặc hài hòa cũng là một yếu tố then chốt của một bài diễn họa tốt. Việc lựa chọn màu sắc ban đầu chắc chắn được bắt nguồn bởi ý đồ sử dụng màu sắc và chất liệu trên mặt đứng công trình của kiến trúc sư, nhưng đôi khi màu sắc của bài diễn họa đôi khi lại ảnh hưởng nhiều bởi màu áo của nhân vật đứng ở tiền cảnh.

Color Palette of a Constable Painting

Sắc thái (Mood)

Màu sắc (Color) và sắc thái (mood) là hai yếu tố song hành với nhau trong các tác phẩm. Màu sắc có ảnh hưởng tới sắc thái và ngược lại. Tốt nhất là trước khi bắt đầu diễn họa bạn nên lựa chọn việc thể hiện quan cảnh đó vào ngày như thế nào trong năm, tác phẩm của bạn khi hoàn thành sẽ có một sắc thái riêng rất phù hợp.

 Tác phẩm của MIR

Khách hàng (Client)

Đây là yếu tố quan trọng! Bạn cần phải nắm bắt được khách hàng và mục tiêu sử dụng của những tác phẩm diễn họa. Để làm ra những bức ảnh diễn họa tham gia các cuộc thi thì khó hơn rất nhiều với những phối cảnh diễn họa cho một biệt thự. Tất nhiên chúng ta đều có thể diễn chúng theo rất nhiều kiểu style khác nhau, miễn sao là khách hàng thích chúng, bởi điều đó có nghĩa cách thể hiện trong bài diễn họa chính là thứ họ mong đợi.

 

Nhưng nếu bạn đang trong trường hợp chung chung chưa xác định được style cụ thể, bạn có thể diễn theo nhiều kiểu khác nhau. Sau đó khi xem lại tất cả chúng bạn sẽ thấy được style thể hiện nào là ổn nhất và lựa chọn nó.

Đó có thể là diễn theo kiểu render thật chân thực, kiểu phác thảo tay hay kiểu cắt ghép haojt hình,...Tất cả phong cách đó đều sẽ phù hợp với một số đối tượng khách hàng nhất định

Thông tin (Information)

Đây là một yếu tố quan trọng, tất cả các yếu tố đều quan trọng. Tác phẩm của bạn tạo ra cần phải chứa đựng thông tin. Nếu thiếu thông tin, tác phẩm sẽ không hoàn thiện. Cần có những thôn tin tối thiểu, chẳng hạn như tông tin được viết với bố cục hài hòa với kích thước cuối cùng của bức tranh hoặc nơi chúng ta chọn để dặt tác phẩm đó.

 

 La Ville Radieuse by Le Corbusier

Nếu nó được in oano khổ lớn và đặt ở nơi thoáng rộng, bạn cần phải dựng 3d, render rất chi tiết. Nếu không thì chúng sẽ chỉ trông như một bản nháp xem trước. Vì vậy hãy đầu tư thời gian!

Technique (Kỹ thuật)

Yếu tố kỹ thuật cũng là quan trọng, nhưng đó không phải là yếu tố cốt yếu của việc diễn họa kiến trúc. Bạn học Vray không có nghĩa là những bài render diễn họa của bạn sẽ đẹp và ấn tượng. Render không phải là diễn họa kiến trúc. Diễn họa mang nghĩa rộng hơn việc ấn nút render rất rất nhiều.

 

 Image by Estudio Altiplano

Bây giờ khi bạn đã đọc hết phần trên, nếu có kỹ thuật, tác phẩm diễn họa sẽ tốt hơn một chút. Tuy nhiên đừng phụ thuộc vào kỹ thuật quá nhiều, bởi đó không phải là yếu tố nền tảng chính.

Hãy tự mình tìm ra kỹ thuật thể hiện mà bạn làm tốt nhất hoặc là thứ bạn muốn làm nhất, luyện tập, hàng ngày hàng giờ. Tất cả không chỉ đơn thuần là render, đừng từ bỏ việc vẽ tay,

Phá vỡ những quy tắc (Break the rules)

Cũng giống như mọi thứ trên đời, đừng để các quy tắc bó buộc bạn. Hãy để trực giác mách bảo và bạn chỉ cần làm theo.

 

 Image by Alexandra Egarmina

Phần mềm, công cụ nào bạn thường sử dụng nhất? Hãy comment vào bên dưới và share cho những người bạn của bạn biết!

Bài viết liên quan
Được phát triển bởi
CÔNG TY CỔ PHẦN KGM VIỆT NAM
Văn phòng Canhquan.net
  Officce: 284/57 Lý Thường Kiệt, Phường 14, Quận 10, TP HCM
  0969 79 76 19 -   [email protected]
LIÊN KẾT             

 

 

 

 

 

 

Copyright © CanhQuan.Net, a member of KGM Vietnam company.
Hộp thư hỗ trợ