magazine
Tạp chí kiến trúc cảnh quan
Thẻ
Nguyễn Hiền Thư
Cấp 7 - 24127 điểm
GIỚI THIỆU DỰ ÁN
Làm sống lại kí ức Đà Lạt qua việc khôi phục tuyến đường sắt răng cưa Đà Lạt - Phan Rang

Đồ án tốt nghiệp ngành Kiến trúc cảnh quan

Tên đồ án: Thiết kế Kiến trúc cảnh quan một phần tuyến đường sắt răng cưa Đà Lạt - Phan Rang đoạn từ trạm Đa Thọ đến Trạm Hành

Thực hiện: Lê Tấn Chung - KTCQ16

Hướng dẫn: Ths.KTS Hồ Viết Vinh

Giải thưởng: Giải NHẤT - Giải thưởng Loa Thành 2021 lần thứ 33

Làm sống lại kí ức Đà Lạt qua việc khôi phục tuyến đường sắt răng cưa Đà Lạt - Phan Rang

Với đề tài phục hồi một phần tuyến đường sắt răng cưa Đà Lạt – Phan Rang, đoạn từ trạm Đa Thọ đến Trạm
Hành. Sinh viên đã nghiên cứu và đề ra 3 mục tiêu cho đồ án:
1. Tìm lại cảnh quan nguyên sơ của Đà Lạt.
2. Phác thảo hành trình phát triển của Đà Lạt theo đoàn tàu hỏa xa.
3. Tạo ra vùng đất tinh thần Đà Lạt về tự nhiên, nông nghiệp, lịch sử, nghỉ dưỡng.

Ý TƯỞNG THIẾT KẾ CHỦ ĐẠO

“Tìm lại những giá trị cảnh quan văn hóa, sinh thái của Đà Lạt qua hành trình một phần tuyến đường sắt răng cưa đoạn từ Trạm Đa Thọ đến Trạm Hành”. Trên hành trình này, ý tưởng thiết kế đi qua 3 vùng cảnh quan ĐÔ THỊ - KHAI PHÁ – NGUYÊN SƠ, dựa vào cách thức nghiên cứu là sử dụng đặc trưng cảnh quan văn hóa, sinh thái làm nền tảng để tạo dựng nơi chốn.

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TOÀN TUYẾN ĐƯỜNG SẮT

 

Ở không gian đầu tiên: Tìm về cảnh quan nguyên sơ của thành phố Đà Lạt, đi từ hiện đại tìm về quá khứ. Đồ án sử dụng cảnh quan hiện hữu tại khu vực, dọc tuyến đường sắt và đồng thời xen cài, thay thế các chất liệu cảnh quan, ngôn ngữ thiết kế vào mỗi không gian như bến trạm, hầm hỏa xa, trên dọc tuyến đường để thấy sự thay đổi cảnh quan trong suốt hành trình tìm về nét nguyên sơ.

Đến không gian phác thảo: Hành trình phát triển của Đà Lạt theo đoàn tàu hỏa xa, ta ở lại vùng nguyên sơ, quay lại lịch sử để tái hiện sự phát triển Đà Lạt. Mô phỏng hành trình thám hiểm của Alexander Yersin tìm ra cao nguyên LangBiang đến cộng đồng khai phá - xây dựng nên Đà Lạt và đến không gian văn hóa sáng tạo.

Không gian vùng đất tinh thần của Đà Lạt tại trạm dừng chân cuối cùng của hành trình, ở vùng nguyên sơ (Trạm Hành) tái hiện một Đà Lạt thu nhỏ về tự nhiên, nông nghiệp, lịch sử và nghỉ dưỡng.

(Sơ đồ phân khu chức năng toàn tuyến đường sắt)

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TẠI TỪNG BẾN TRẠM, HẦM HỎA XA

Theo đoàn tàu hỏa xa từ trung thành phố đến trạm Đa Thọ, điểm cuối cùng vùng cảnh quan đô thị, tại đây du khách có thể trải nghiệm không gian văn hóa sáng tạo. Công trình bến trạm cũ như 1 chất liệu sáng tác, các không gian sáng tạo bao quanh công trình cũ, khu trưng bày tác phẩm ở vị trí trung tâm cho người sáng tạo có không gian cởi mở và chia sẻ những thành quả của mình đến cộng đồng.

Chặng hành trình tiếp theo đưa du khách vào không gian cộng đồng khai phá - phát triển Đà Lạt.

Hành trình đến với hầm hỏa xa số 4 nơi khắc họa hình ảnh Thịnh - Suy của người dân tộc K’ho. Ý tưởng hình thành dựa trên quá trình tìm hiểu phong tục “định cư luân khoảnh” của người K’ho, họ đến đây khai hoang đến khi vùng đất này cằn cỗi, lụi tàn và họ rời đi theo vòng quay của mặt trời. Từ đó không gian nắp hầm với bố cục Totem như là ý niệm của sự dịch chuyển của người K’ho, Con suối chảy qua như dòng kí ức kể lại hành trình đi khai hoang những vùng đất mới để lại sau lưng sự lụi tàn theo dòng chảy của mình. 

Ở hầm hỏa xa số 5 là nơi kể về xứ mệnh người phu đường với không gian tường niệm về người phu đường (bảo tàng trưng bày kỉ vật, khu rừng kí ức ở nắp hầm) và không gian trưng bày tác phẩm về người phu đường cũng như thăng trầm tuyến đường sắt.

Đến với trạm Cầu Đất như 1 ý niệm tụ cư cho vùng đất này. Du khách đến đây tìn hiểu lịch sử - văn hóa tại không gian bến trạm, đồng thời kết nối với tuyến tham quan vùng cảnh quan sản xuất chè Cầu Đất. Bố cục tạo hình dựa trên địa mạo đồi chè và dòng tụ cư để hình thành nên không gian văn hóa Cầu Đất.

Chặng hành trình dần vào vùng cảnh quan nguyên sơ.

 

Ở hầm hỏa xa số 3 mô phỏng không gian không gian trải nghiệm hành trình thám hiểm cao nguyên LangBiang của Alexander Yersin và theo đó là không gian hầm khác họa cuộc đời của ông. Không gian khám phá cảnh quan rừng tự nhiên, cảnh quan nông nghiệp rừng.

Điểm kết của hành trình là vùng đất tinh thần của Đà Lạt. Ý tưởng tạo ra trang trại nông nghiệp với những nông sản đầu tiên được người Pháp trồng tại Đà Lạt theo mô hình Organic và không gian chữa lành tìm về thiên nhiên.

Mặt bằng kiến trúc cảnh quan

Mặt bằng kiến trúc cảnh quan

Mặt bằng kiến trúc cảnh quan

"Làm sống lại kí ức Đàt lạt qua việc khôi phục tuyến đường sắt răng cưa Đà Lạt-Phan Rang: đó là đồ án tốt nghiệp ngành kiến trúc cảnh quan của sinh viên Lê Tấn Chung. Mục tiêu đồ án tiếp cận đặc trưng cảnh quan làm nền tảng kiến tạo nơi chốn với ý tưởng: Tìm lại cảnh quan văn hoá, cảnh quan sinh thái của Đà Lạt qua hành trình một tuyến đường sắt răng cưa đoạn từ trạm Đa Thọ đến trạm Hành. Cấu trúc không gian phân thành 3 vùng cảnh quan: ĐÔ THỊ - KHAI PHÁ - NGUYÊN SƠ, mỗi vùng cảnh quan được hình thành dựa trên hạt nhân là trạm xe lửa xưa được bảo tồn-tôn tạo-phát triển, kết hợp các không gian văn hoá-nông nghiệp-dịch vụ, tạo nên một điểm đến để đánh thức tiềm năng du lịch và phát triển kinh tế địa phương. Tuyến cảnh quan kết nối 3 vùng với chiều dài 19km (bao phủ một diện tích 194 ha) sẽ là một hành trình quay ngược thời gian-không gian để trãi nghiệm sự biến chuyển cảnh quan dưới tác động của canh tác nông nghiệp và phát triển đô thị. Đặc trưng mỗi vùng dựa trên 3 giá trị không gian cốt lõi:

1. Vùng 1: Không gian văn hoá sáng tạo với lõi trung tâm là trạm Đa Thọ, diện tích 7 ha.

2. Vùng 2: Không gian cộng đồng khai phá và xây dựng nên Đà Lạt với lõi trung tâm là hầm số 5 và trạm Cầu Đất, diện tích 105 ha.

3. Vùng 3: Không gian cảnh quan nguyên sơ Đà Lạt với lõi trung tâm là trạm Hành & công viên Yersin, diện tích 82 ha.

Kiến trúc cảnh quan mỗi không gian mang hơi thở cảnh quan đồi núi, rặng thông, dấu tích kiến trúc Pháp và pha lẫn màu sắc bản địa thông quan các ngôn ngữ: landform architecture (kiến trúc hình thể) và biophilic architecture (kiến trúc bắt nguồn từ cảm hứng sinh thái). Đây là một đồ án mới, khối lượng lớn và mang đầy thách thức cho một sinh viên chuyên ngành cảnh quan.Tuy nhiên với sự nhạy cảm trong nghiên và kỹ năng thể hiện chuyên nghiệp, sinh viên Lê Tấn Chung đã hoàn thành đồ án với lòng đam mê và sự kiên trì vượt bậc. Kết quả đồ án được đánh giá xuất sắc." Theo ThS.KTS. Hồ Viết Vinh (Giảng viên hướng dẫn đồ án)

Một số hình ảnh tiểu cảnh:

(Hiền Thư)

| 2618 Lượt xem
Bài viết liên quan
Được phát triển bởi
CÔNG TY CỔ PHẦN KGM VIỆT NAM
Văn phòng Canhquan.net
  Officce: 284/57 Lý Thường Kiệt, Phường 14, Quận 10, TP HCM
  0969 79 76 19 -   [email protected]
LIÊN KẾT             

 

 

 

 

 

 

Copyright © CanhQuan.Net, a member of KGM Vietnam company.
Hộp thư hỗ trợ