Thông tin đồ án:
Tên đồ án: Công viên tái sinh
Tên sinh viên: Nguyễn Linh Hoạt Trường: Đại học Kinh Doanh và Công nghệ Hà Nội
Giáo viên hướng dẫn: GS. TS. KTS Nguyễn Hữu Dũng
Vị trí khu vực : Nằm ở phía Tây tuyến đường Bắc Thăng Long- Nội Bài thuộc địa giới hành chính xã Nam Hồng, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội. Khu đất thiết kế với diện tích 12 Ha. Đây là khu vực có diện tích cây xanh rất thấp, gần khu đô thị mới Nam Hồng nên lượng tài nguyên tái sinh sẽ dồi dào. Rất thuận tiện về giao thông.
Các giải pháp đề xuất:
– Sử dụng tường bằng vỏ chai thuỷ tinh.
– Sử dụng các module tường đứng.
– Hệ thống vườn trên mái với versicell.
– Hệ thống pin năng lượng mặt trời.
Công viên tái sinh là các hoạt động thủ công bằng sự sáng tạo nhằm khai thác, tái sinh chất thải rắn mà không phải dùng đến gia công nhiệt để biến chúng thành các sản phẩm có ích phục vụ nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. Đề xuất mô hình “Công viên Tái sinh” với chu trình tái sinh Rác thành các sản phẩm vui chơi, giải trí hấp dẫn và độc đáo nhằm làm chậm quá trình phát sinh rác thải, tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho nhiều đối tượng trong xã hội.
Các không gian chức năng trong công viên được bố trí theo chu trình Tái sinh chất thải rắn: thu nhận (không gian đón tiếp) rồi đến phân loại và chế biến (không gian sản xuất Tái sinh) cuối cùng cho ra sản phẩm (không gian sản phẩm Tái sinh). Tương ứng với các không gian này là những hoạt động về tham quan, vui chơi, giải trí, học tập, tìm hiểu, hội thảo, triển lãm, mua sắm…
Với mục đích bảo vệ môi trường sống và hệ sinh thái khu vực, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, tác giả mong muốn thay đổi quan điểm ứng xử của xã hội đối với “Rác”: Coi “Rác” như một nguồn tài nguyên có thể tái tạo và khai thác thành các sản phẩm với giá trị sử dụng mới, có giá trị kinh tế -xã hội cao và có thể thay thế cho một số vật liệu khác.
Công trình sử dụng vỏ chai để làm vật liệu xây tường kết hợp với modul tườngđứng tạo thành những mảng tường xanh và cùng với nó là hệ thống vườn trên mái – xu hướng mới của thế giới, sự kết hợp các yếu tố trên giúp công trình trở nên mát mẻ, giảm lượng nhiệt bên trong cũng như ngoài công trình.
Công trình chính của khu vực:
Nguồn Tạp chí Kiến Trúc
LIÊN KẾT |