magazine
Tạp chí kiến trúc cảnh quan
Thẻ
Nguyễn Huỳnh Thu Hương
Cấp 6 - 11040 điểm
CÂY XANH
Phân biệt hoa Sala, hoa Vô Ưu và hoa Kỳ Lân

Nhiều người nhầm lẫn sala và vô ưu với một loài cây khác là ngọc kỳ lân. Ngoài nhầm lẫn về tên gọi người ta còn nhầm lẫn về truyền thuyết liên quan đến nó. Người ta cho rằng sala, vô ưu và ngọc kỳ lân cùng chỉ đến một loài cây và là cây được hoàng hậu Maya, mẹ của Đức Phật, nắm lấy khi sinh ngài, đồng thời cũng là loài cây bên Đức Phật lúc ngài nhập niết bàn.

Cây Sa la là loại cây nguyên sinh ở Ấn Độ; còn cây đầu lân hay hàm rồng là cây nguyên sinh ở Nam Mỹ và ngày nay cũng được đem trồng khắp nơi.

Truyền thuyết kể rằng Đức Phật được mẹ, hoàng hậu Maya, sinh ra dưới gốc cây vô ưu. Khi bà đang lên cơn đau thì một cành cây chìa ra cho bà nắm lấy. Còn nơi Đức Phật nhập niết bàn là một rừng cây sala.

Tại Sri Lanka, Thái Lan, Việt Nam và một số quốc gia Phật giáo thì cây Sala thường bị nhầm với cây Đầu lân, cây Vô ưu. Do đó tại các chùa chiền cũng thường trồng cây đầu lân.

Hoa sa la ở khu tháp đức Phật nhập Niết bàn ở Câu Thi Na, Ấn Độ.

Hoa sa la ở khu tháp đức Phật nhập Niết bàn ở Câu Thi Na, Ấn Độ.

Trong kinh điển Phật giáo, có ba loài cây thiêng liên quan đến cuộc đời của đức Phật đó là cây Vô ưu (Saraca indica) khi đức Phật đản sinh tại vườn Lâm Tỳ Ni, cây Bồ đề (Ficus religiosa, Bodhi) khi đức Phật thành đạo tại Bồ Đề Đạo Tràng và cây sa la khi đức Phật nhập Niết bàn tại Câu Thi Na. 

Vì thế ngày nay, ngoài cây bồ đề, cây sa la cũng được trồng tại các khuôn viên của các chùa.

Hoa đầu lân. Sưu tầm trên Internet.

Hoa đầu lân. Sưu tầm trên Internet.

Sala (Ta-la) có nhiều tên gọi: Sa la, Sal, Shorea robusta, là một loại cây tìm thấy ở Ấn Độ, miền Nam dãy núi Hy Mã Lạp, và về sau được trồng nhiều nơi ở Nam Á và Đông Nam Á.

Cây Sa la là loại cây nguyên sinh ở Ấn Độ; còn cây đầu lân hay hàm rồng là cây nguyên sinh ở Nam Mỹ và ngày nay cũng được đem trồng khắp nơi. Sự nhầm lẫn lộn này bắt nguồn từ thế kỷ XVII khi người Bồ Đào Nha đem giống cây hàm rồng trồng tại nhiều nơi ở đảo Tích Lan (Sri Lanka). Từ đó, giống cây hàm rồng này được trồng tại nhiều chùa ở Tích Lan và các chùa trong vùng Đông Nam Á.

Nếu gặp một người Âu Mỹ rành về cây cối, khi nhìn hoa đầu lân, họ sẽ nói ngay đó là cây canonball! Nhất là những người sống ở Nam Mỹ, bởi cây đầu lân có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Và những người Ấn Độ đều biết rành cây sa la, họ gọi là "sal tree", vì loại cây đó được trồng thành rừng, có thân thẳng, thịt gỗ cứng, rất thích hợp cho việc xây dựng và đóng bàn ghế.

Cây vô ưu 

Tên gọi khác: Vàng anh lá bé

Tên khoa học: Saraca asoca. Đồng nghĩa: Saraca indica

Tên tiếng Anh: Ashoka tree

Cây vô ưu

Cây vô ưu

Hoa cây vô ưu

Hoa cây vô ưu

Vô ưu sống ở rừng mưa có nguồn gốc từ trung tâm của cao nguyên Deccan và vùng ven biển Ấn Độ. Cây vô ưu được ưa chuộng vì tán lá đẹp, hoa đẹp mọc thành chùm và tỏa hương thơm. Cây vô ưu hoang dã dễ bị tổn thương nên càng trở nên hiếm hơn trong môi trường sống tự nhiên của nó. 

Cây sala 

Cây sala có tên gọi khác là tha la. Tên khoa học là Shorea robusta. Tên thông dụng trong tiếng Anh là shala hay sal

Cận cảnh hoa Sala

Cận cảnh hoa Sala

Cây sala có nguồn gốc từ vùng tiểu lục địa Ấn Độ, vùng phía nam dãy núi Himalaya từ Myanmar đến Nepal, Ấn Độ và Bangladesh. Có nhiều vùng rừng sala rất lớn ở các khu vực này. 

Cành và hoa sala

Cành và hoa sala

Lá già của cây sala

Lá già của cây sala

Sala là loài cây sinh trưởng trung bình cho đến chậm. Nó có thể đạt chiều cao 30-35 m, đường kính thân cây lên đến 2.5 m. Lá dài 10-25 cm và rộng 5-15 cm. Ở vùng ẩm ướt sala xanh lá quang năm, cây sala phân bố ở vùng khô thì rụng lá vào thời khoản gian từ tháng Hai đến tháng Tư và ra lá trở lại vào tháng Tư đến tháng Năm. 

Sự nhầm lẫn với loài cây Ngọc kỳ lân 

Nhiều người nhầm lẫn sala và vô ưu với một loài cây khác là ngọc kỳ lân. Ngoài nhầm lẫn về tên gọi người ta còn nhầm lẫn về truyền thuyết liên quan đến nó. Người ta cho rằng salavô ưu và ngọc kỳ lâncùng chỉ đến một loài cây và là cây được hoàng hậu Maya, mẹ của Đức Phật, nắm lấy khi sinh ngài, đồng thời cũng là loài cây bên Đức Phật lúc ngài nhập niết bàn. 

Thực chất cây ngọc kỳ lân là một cây hoàn toàn khác. 

Cây ngọc kỳ lân

Tên gọi khác: Hàm rồng, Cây đầu lân

Tên khoa học: Couroupita guianensis

Tên tiếng Anh: Cannonball Tree

Cây ngọc kỳ lân

Cây ngọc kỳ lân

Nụ hoa ngọc kỳ lân

   
Lá, hoa và trái ngọc kỳ lân

Lá, hoa và trái ngọc kỳ lân

Cây ngọc kỳ lân phổ biến trong khu rừng tân nhiệt đới, đặc biệt là ở lưu vực sông Amazon. Nó có nguồn gốc ở Guyana (Nam Mỹ). Ngày nay cây này có thể tìm thấy ở Ấn Độ, miền nam dãy núi Himalaya, và về sau được trồng nhiều nơi ở Nam Á và Đông Nam Á. 

Cây ngọc kỳ lân là một loại cây thân gỗ, cây có thể cao tới 30-35 m. Hoa ra từ thân cây, suốt từ gốc lên, chùm hoa dài ra liên tục có thể tới 3 m. Quả lớn tròn to đường kính quả 15-24 cm, kích cở như quả đạn đại bác thời xưa, do đó có tên gọi Cannon-ball. Nhân giống bằng cách gieo hạt. Từ khi gieo hạt cây cần khoảng 4 năm để có thể ra hoa. Hoa có mùi thơm dễ chịu trong khi quả chín lại có mùi thối.

Sưu tầm trên Internet

 

Bài viết liên quan
Được phát triển bởi
CÔNG TY CỔ PHẦN KGM VIỆT NAM
Văn phòng Canhquan.net
  Officce: 284/57 Lý Thường Kiệt, Phường 14, Quận 10, TP HCM
  0969 79 76 19 -   [email protected]
LIÊN KẾT             

 

 

 

 

 

 

Copyright © CanhQuan.Net, a member of KGM Vietnam company.
Hộp thư hỗ trợ