Chúng ta thường biết, nghe nhiều về các công trình nổi tiếng, nhưng phong cách thiết kế của cả một quốc gia nhưng ta lại ít biết về những con người - tác giả đã mang chúng đến. Bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những hiểu biết về một số nhà thiết kế-người làm vườn có tầm ảnh hưởng tới phong cách thiết kế vườn Pháp đặc biệt là kiến trúc sư cảnh quan-người làm vườn André Le Nôtre. Cùng với đó là những phân tích, giới thiệu cơ bản nhất về khu vườn nổi tiếng thế giới vườn Versailles của cung điện Versailles, Pháp.
Cùng tìm hiểu nhé!
I. Những người có ảnh hưởng
1. Jacques Boyceau, sieur de la Barauderie (khoảng 1560 – 1633) là người đứng đầu trong viêc quản lý các khu vườn hoàng gia dưới thời Louis XIII, trở thành nhà lí luận đầu tiên cảu phong cách mới của Pháp. Cuốn sách của ông, Traité du jardinage selon les raisons de la nature et de l'art. Ensemble divers desseins de parterres, pelouzes, bosquets et autres ornements vào năm 1638. 61 bản thiết kế các khu vườn, bồn hoa, bosquets đã biến nó thành một cuốn sách tạo phong cách cho các khu vườn, ảnh hưởng đến thiết kế của Palais du Luxembourg, Jardin des Tuileries và khu vườn Saint Germain-en-Laye.
2. Claude Mollet (khoảng 1564-1649), là người làm vườn chính của ba vị vua Pháp; Henry IV, Louis XIII và Louis XIV thời trẻ. Cha ông là người làm vườn chính tại château’Anet, giới thiệu là nơi làm vườn chính thức của Ý đến Pháp và là nơi Claude học việc, con trai ông là André Mollet là người mang phong cách Pháp đến Hà Lan, Thụy điển và Anh.
3. André Le Nôtre (1613-1700) là nhân vật quan trọng nhất lịch sử của khu vườn mang phong cách Pháp. Là con trai của người làm vườn cho vua Louis XIII, ông làm việc theo kế hoạch của Vaux-le-Vicomte trước khi trở thành người làm vườn trưởng của vua Louis XIV giữa 1645 và 1700. Ông là nhà thiết kế của Vườn cung điện Versailles, dự án vườn tiêu biểu và vĩ đại nhất của thời đại. Những khu vườn ông tạo ra đã trở thành biểu tượng của sự hùng vỹ và hợp lí của Pháp, là người thiết lập phong cách cho các khu vườn châu Âu cho đến khi công viên Anh xuất hiện vào thế kỉ 18.
4. Joseph-Antoine Dezallier d’Argenville (1680-1765), là tác giả của Theorie et Traité de jardinage, đặt ra các nguyên tắc của vườn Pháp và bao gồm các bản vẽ, thiết kế của các khu vườn và bồn hoa. Tác phẩm được in lại nhiều lần và được xuất hiện trong các thư viện của giới quý tốc trên khắp châu Âu.
Sơ lược về André Le Nôtre người có ảnh hưởng chính tới phong cách vườn Pháp:
André Le Nôtre (12/03/1613 - 15/09/1700) tên ban đầu của ông là André Le Nostre, là mộ người Pháp, kiến trúc sư cảnh quan và người làm vườn chính của vua Louis XIV của Pháp. Ông là người thiết kế vườn cho cung điện Versailles, là tác phẩm đại diện cho đỉnh cao của phong cách vườn chính thức của Pháp (jardin à la française).
Chân dung André Le Nôtre người mang phong cách vườn Pháp phát triển rộng khắp
Ông sinh ra ở Paris, trong một gia đình làm vườn. Cha ông là Jean Le Nôtre người chịu trách nhiệm cho các phần của khu vườn Tuileries, dưới thời Claude Mollet và sau đó là người làm vườn chính dưới triều đại của Louis XIII. Năm 1640, ông kết hôn với Françoir Langlois. Họ có ba đứa con, mặc dù không ai sống sót đến tuổi trưởng thành.
Ông lớn lên được tiếp quản vị trí của cha và nhiều chức vụ khác nhau, hầu hết đều làm việc cho giới quý tộc và hoàng gia. Trước khi làm việc tại Versailles, ông đã hợp tác với Louis Le Vau và Charles Le Brun trong việc tạo ra công viên tại Vaux-le-Vicomte. Những thành tựu của ông để lại đáng kể đến nhất là Sân vườn lớn đầu tiên Vaux-le-Vicomte với các kiến trúc sư, họa sĩ và các nhà thiết kế cùng hợp tác với ông. Từ năm 166, Le Nôtre đã làm việc cho Louis XIV để xây dựng và cả tạo các khu vườn trong cung điện Versailles. Một số khu vườn nổi bật khác của ông tại Pháp như Vườn tại cung điện Fontainebleau, Các khu vườn của Tuileries, đại lộ Champs-Élysées,… Ngoài ra, ông còn thiết kế ở nước ngoài như năm 1662 ông thiết kế công viên Greenwich ở London cho Charles II ở Anh, dự án cho lâu đài Racconigi ở ý và vườn Venaria Reale,… Công trình của ông thường được so sánh và đối chiếu với œuvre of Lancelot "Capability" Brown , kiến trúc sư cảnh quan người Anh.
Một số khu vườn nổi tiếng theo phong cách vườn Pháp
II. Giới thiệu vườn Versailles (Jardins du Château de Versailles)
Vị trí: Phía tây của cung điện Versailles, Pháp
Diện tích: Khoảng 800ha.
Người thiết kế : André Le Nôtre cùng với Charles Le Burn, Louis Le Vau, Jules Hardouin-Mansart.
Phong cách thiết kế : Theo phong cách vườn Pháp cổ (xem phần 1)
Năm 1979, được ghi vào danh sách Di sản thế giới UNESCO.
Liên tục thay đổi và phát triển qua từng thời kì từ vua Louis XIII, đỉnh điểm là thời kì vua Louis VIV,...
1. Mặt bằng tổng thể các khu vườn nhỏ ở Versailles:
2. Hình thành và phát triển:
* Thời kì vua Louis XIII : trong những năm 1630, các khu vườn được lên kế hoạch và đặt ở phía tây của lâu đài, các hồ sơ chỉ ra rằng vào cuối thập kỉ Claude Mollet và Hilaire Masson đã thiết kế khu vườn, tuy nhiên vào thời Louis XIV nó đã được thay đổi và mở rộng theo bố cục ban đầu.
Vườn Versailles giai đoạn đầu, Du Bus, c.1662
* Thời kì vua Louis XIV : Trải qua 4 ‘chiến dịch’ xây dựng vườn.
Mặt bằng vườn Versailles thời kì vua Louis XIV, c.1663
Lần 1: Năm 1662, kế hoạch sửa đổi được thực hiện. Đáng chú ý là Orangerie và Grotte de Thétys ; Vườn Orangery được thiết kế bởi Louis Le Vau, nằm ở phía nam của Lâu đài, tận dụng độ dốc tự nhiên của ngọn đồi ; Các vườn Grotte de Thétys năm ở phía Bắc lâu đài, mang hình tườn của các lâu đài với hình ảnh biểu tượng mặt trời. Sau khi hoàn thành khoảng 1 tuần, Louis nhận thấy những thiếu sót của khu vườn và bắt đầu sửa đổi một lần nữa.
Lần 2: Sửa đổi chú trọng vào các yếu tố đá nhuwL đài phun nước, bosquets mới, biểu tượng của Apollo và hình ảnh mặt trời như ẩn dụ cho Louis XIV. Lần sửa đổi này đã thay đổi nhiều phần của khu vườn và mở rộng hơn về diện tích đối với vùng mặt nước.
Lần 3: Lần này được thay đổi phong cách từ thẩm mỹ tự nhiên của André Le Nôtre sang phong cách kiến trúc của Jules Hardouin Mansart. Nhiều khu vườn khác tiếp tục được xây dựng, tuy nhiên Grotte de Thétys đã bị phá hủy, dể bù đắp lại mất mát đó, Jules Hardouin-Mansart đã thiết kế các hồ chứa mới và lớn hơn nằm ở phía bắc Aile des Nobles (Thompson 2006).
Lần 4: Từ năm 1704 đến 1709, bosquets đã được sửa đổi một cách triệt để, với sự mới mẻ với những cái tên gợi lên sự khắc khổ mới đặc trưng cho nững năm cuối triều đại của Louis XIV.
* Các thời kì vua Louis XV và XVI, đều có những thay đổi nhỏ. Thời Napoleon thì lại không được chú trọng và không có thay đổi mà chủ yếu là chặt phá cây, đòi hỏi phải trồng cây mới.
Mặt bằng sửa đổi vườn và cung điện Versailles năm 1746, Delagrive, thời Louis XV
* Giai đoạn phục hồi: năm 1814, các khu vườn được bắt đầu sửa đổi, Louis XVIII đã ra lệnh chuyển đổi Île du roi và Miroir d'Eau thành một khu vườn kiểu Anh - Jardin du roi.
* Với sự xuất hiện của Pierre de Nolhac với tư cách là giám đốc bảo tàng năm 1892, một kỉ nguyên nghiên cứu mới bắt đầu tại Versailles, phục hồi và bảo tồn các khu vườn cho đến ngày nay.
3. Tổng quan vườn Versailles
Mặt bằng vườn và cung điện Versailles những năm 1920
- Vườn rộng tới 800 ha, có 300ha rừng, 2 khu vực thiết kế sân vườn kiểu Pháp, rein phần công viên có 20km hàng rào, 42km đường mòn lát sỏi, 372 bức tượng trang trí, có 55 hồ nước lớn nhỏ khác nhau trong đó lớn nhất là Grand Canal rộng 23ha, 600 vòi phun nước trang trí đẹp mắt và 35km kênh đào chạy quanh khu lâu đài.
- Phong cách thiết kế chính của toàn bộ khu vườn là phong cách vườn Pháp cổ, tuy nhiên có một số khu vườn nhỏ được sửa lại mang phong cách vườn Anh. Bố cục chính của khu vườn theo dạng hình học, đối xứng nhau qua trục. Một trục chính lớn nhất được nhìn thẳng từ của chính lâu đài và các đường dạo nằm vuông góc với trục chính đường nét cơ bản và thẳng là chủ yếu. Được chia ra thành nhiều khu vườn nhỏ với thiết kế càng xa lâu đài càng đơn giản. Các khu vườn nhỏ hầu hết được trải cỏ và trồng cây lớn tạo rừng, đặc biệt vườn cam được chú trọng thiết kế về hình dáng với các đường nét mềm mại và phức tạp nhất gần với lâu đài.
Vườn Cam (Orangery) khu vườn thiết kế tỉ mỉ và có đường nét mềm mại hơn
- Bosquets của các khu vườn có nhiều thay đổi cả về hình thức lẫn tên gọi vào giữa thế kỉ 17 và 19, được ghi lại bởi các bức họa.
- Những thay đổi về cây xanh: Cây chủ yếu được trồng là những cây thường xanh, kích thước vừa và nhỏ để làm tăng thêm cảm nhận về không gian rộng lớn của khu vườn. Cây xanh được trồng thẳng hàng và đều nhau, đa số cây đều cắt tỉa vuông vắn quy định về kích thước, còn một số vườn rừng thì phát triển tự do. Trong lịch sử, khu vườn được thay đổi trồng lại nhiều lần vì lí do thẩm mỹ và thực tế như: nhiều cây bị bệnh, cây phát triển quá mức cần được thay thế. Những cơn bão, chiến tranh,… cũng đã tàn phá khủng khiếp khu vườn, đòi hỏi phải có một kế hoạch trồng lại cây khổng lồ. Cây được thay đổi , chăm sóc và cắt tỉa để luôn được phù hợp với nhu cầu của hiện tại, các loại cây trồng ở đây không chỉ là những cây trang trí mà còn trồng cả rau, hoa quả tại các khu vườn rau của Louis XIV như mâm xôi, dâu, táo, … Màu sắc của khu vườn theo tone lạnh chủ yếu là màu xanh và trắng, tuy nhiên do một số thay đổi và du nhập nên hiện nay một số vườn đã có màu sắc hoa đa dạng hơn.
Ven kênh chính_Cây trồng theo bố cục thẳng hàng và quy định về kiểu dáng
- Về mặt nước: Ấn tượng nhất của vườn Versailles phải kể đến các đài phun nước. Các đài phun nước ở trên khu có địa hình cao luôn gặp những trở ngại về vấn đề cấp nước mặc dù đã có kênh đào Grand. Đài phun nướctrung tâm được đặc biệt chú ý bởi thiết kế gắn liền với các điêu khắc tượng đá, nguy nga và tráng lệ tăng thêm vẻ cuốn hút, là điểm nhấn cho khu vườn. Các hồ nước luôn được giữ ở trạng thái tĩnh, bề mặt luôn phẳng lặng và trong suốt.
Thác nước luôn là điểm nhấn ấn tượng nhất cho khu vườn
- Vật liệu chính sử dụng ở đây chủ yếu là vật liệu tự nhiên, nổi trội nhất là đá, những bức tượng đá xếp thẳng hàng tạo điểm nhấn cho các điểm nút giao nhau, các đài phun nước với điêu khắc đá tỉ mỉ hoành tráng, bậc thang, một số tường rào cũng đc làm từ đá, những lối dạo thì lại được dải sỏi, ...
Đá được điêu khắc ấn tượng, sắp xếp theo trục dẫn hướng
- Ý nghĩa của khu vườn: Các vị vua đều có ý muốn thống trị, khẳng định sức mạnh của mình nên ý tưởng khu vườn đặc biệt chú ý đến tầm mở rộng của vườn, đứng ở lâu đài có thể qua sát bao trùm cả một không gian rộng lớn choáng ngợp, không gian lớn gấp nhiều lân so với tỉ lệ con người càng làm tăng vẻ hùng vĩ.
Một số hình ảnh về vườn Versailles:
"Quang cảnh mặt tiền khu vườn từ lưu vực sông Latone" của Adam Perelle thời kì vua Louis XIV
Bức họa "Vue de l'Orangerie" của Jean Cotelle, c. 1693
Bức họa "Bosquet des trois fontaines-vue de face" của Jean Cotelle, c. 1693
Mặt nước trục chính khu vườn buổi hoàng hôn (Youtube)
Toàn cảnh Versailles sau hoàng hôn (Youtube)
Phân tích theo các tài liệu internet, youtube,...
LIÊN KẾT |