Cách đây vài năm, nếu bạn muốn làm một điều gì đó trông thật thời thượng, bạn phải đặt một biểu tượng có hình chú chim vào. Chim ở khắp mọi nơi, và tôi không chắc có phải Twitter là nơi bắt đầu cho trào lưu này hay không , nhưng điều đó đã dần trở nên tồi tệ đến nỗi khi xem trong series phim truyền hình “Portlandia”( phim truyền hình đạt giải thưởng về tính châm biếm ở Oregon) , đã làm hẳn một vở kịch nói về đề tài này,( bạn có thể đoán ngay được đấy : “ Put a Brid on it” . ((What a sad little tote bag. I know! I’ll put a bird on it.” , lời bài hát).
Hóa ra các kiến trúc sư đã và đang làm điều tương tự, nhưng mà là đối với cây cối. Bạn muốn làm cho một tòa nhà chọc trời trông hợp thời và bền vững? Hãy đặt vài cái cây trên nó. Hoặc tốt hơn nữa, hàng tá cây, càng nhiều càng tốt. Nhiều ý tưởng nhà chọc trời được trang trí bằng cây. Trên mái nhà, trên sân thượng, trong các ngõ ngách, trên ban công cây khắp nơi và vô cùng ngớ ngẩn. Về cơ bản bất cứ nơi nào, theo chiều dọc hay chiều ngang từ mặt đất hay trên cao, bất cứ đâu cũng có thể trồng cây được. Kiến trúc sư hiện nay cứ vẽ hàng chục các dự án viễn vông như vậy, mà ngoài thực tế tôi vẫn chưa nhìn thấy một trong những tòa nhà chọc trời “xanh” nào được như vậy. (Có một ngoại lệ – tòa nhà BioMilano, nhưng mà thực ra vẫn chưa được xây xong.) Nếu ( điều rất khó xảy ra), nếu-bất kỳ các tòa nhà như trên được xây dựng, thì tôi cá rằng toàn bộ cây cối sẽ bị chết héo trước khi kịp phát triển và “ hoàn vốn đầu tư “ theo như các nhà chuyên môn đã phân tích. ” Điều này thật là phi lý. Tôi vẫn không hiểu tại sao kiến trúc sư cứ vẽ chúng trên các công trình của họ chứ? . Thực sự, tôi nghĩ như vậy đấy. Làm ơn dừng cái việc thêm cây vào có được không nhỉ?”
“Le Cinq” Office Tower / Neutelings Riedijk Architects, Rendering by Visualisatie A2STUDIO
Có rất nhiều những dẫn chứng khoa học thuyết phục tại sao không , và chắc chắc là không làm được điều này, ít nhất là ở độ cao mà các KTS đã đề xuất. Trái đất có lực hút, và mọi sự vật trên TĐ đều chịu tác động của lực hút đó, Bạn, tôi, cây cối, mọi thứ, ngoại trừ mấy con chim ưng trên trời. Chưa kể đến thời tiết khắc nghiệt trên cao như : nóng , lạnh, gió, mưa tấp vào bạn, rồi những cơn mưa đá, tuyết quật xuống. Những cái cây trong thành phố dưới đất chưa đủ khó khăn để sinh tồn hay sao? Tôi không thể tưởng tượng được bằng cách nào ở độ cao 500 feet, chúng lại có thể sống sót được trong môi trường khắc nghiệt hơn rất nhiều lần so với mặt đất.
Gió có lẽ là nhân tố tác động ghê gớm nhất mà cây cối phải đối mặt trên độ cao ấy, À, bạn đã từng thấy những cái cây trên đỉnh ngọn núi nào chưa? Nó ngã chúi nhào theo gió. Đây là ví dụ có thể là điều dễ dàng nhận thấy nhất, nhưng không phải là tác động hại nhất với cây cối. Gió cũng làm xáo trộn lớp không khí mỏng bên ngoài bao xung quanh chiếc lá, làm các hạt khí bị cuốn đi , gây cản trở quá trình hô hấp của cây.
Pentominium / Murphy/Jahn. Image courtesy of Murphy/Jahn.
Đối với thực vật, lớp biểu bì ( mặt biên ) là nơi kiểm soát hơi nước, sự thoát hơi nước và trao đổi không khí được thực hiện qua các lỗ nhỏ ở mặt biên là lỗ khí. Trong điều kiện bình thường, cây cối được phát triển tốt nhờ cơ chế hoạt động trơn tru của lớp biên này. Nhưng thực vật sống ở nơi nhiều nắng, gió thì thường phải thích nghi khác đi để đối phó với các điều kiện khắc nghiệt đó. Ví dụ, mọc thêm lông trên lá, diện tích mặt lá to hơn, nhưng, thường thì chúng sẽ không được cao , xanh và đẹp đẽ giống trong các bản vẽ kiến trúc được.
Tiếp theo, xét đến nóng và lạnh. Cực kỳ lạnh, uhm, chúng ta đều biết điều gì sẽ diễn ra. Nó sẽ giết chết bất cứ cái cây nào, bằng cách đông đá hết bọn chúng. Hoặc là chết bằng cách khác, chết vì nóng. Để làm mát, cây mở các lỗ khí, giải phóng hơi nước, à, nếu mà còn nước để mà thoát. Nhưng cái gì cũng có giới hạn của nó, sau đó, ở một nhiệt độ nào đó, hệ thống thoát hơi sẽ bị phá vỡ. Nên nhớ rằng, đang xét đến nhiệt độ trên bề mặt lá, tức là nhiệt độ xung quanh chiếc lá. Bề mặt lá, đặc biệt là dưới ánh sáng trực tiếp của mặt trời, nhất là đối với mấy cái cây nằm ở phần không có bóng mát của mấy tòa nhà chọc trời, thì nhiệt độ ở bề mặt lá còn cao hơn rất nhiều, có khi tăng hơn so với bình thường 14 độ ở một số loài thưc vật đặc biệt.
Sky Village in Rødovre / MVRDV
Sau cùng , ở đây ta gặp phải vấn đề về chăm sóc và bảo dưỡng. Làm thế nào những cái cây này được tưới nước và bón phân? Làm thế nào để thay thế chúng? Sau bao lâu thì phải thay một lần? Là một người trồng cây, tôi có thể cho bạn biết rằng việc đó rất là tốn công sức, trong thực tế đòi hỏi phải theo dõi liên tục, thậm chí là thường xuyên hơn nữa. Không dễ chút nào đâu. Trồng cây là một chuyện, còn việc lựa chọn cây nào có sức chịu đựng cao, nhưng chi phí chăm bón thấp mới là vấn đề. Cây cối thường không thích nghi được với môi trường ở các tòa nhà chọc trời.
Tất cả thì nghe có vẻ vô lý, nhất là đối với người cổ xúy phong trào phát triển cây xanh trong đô thị như tôi. Đơn giản vì tôi lại thấy có quá nhiều các bản phát thảo các ốc đảo xanh tươi, xinh đẹp , nhưng lại chưa có cái nào trong số chúng được thực hiện cả. Thêm vào đó, khi nghiên cứu sinh lý học thực vật, thì tôi biết đó chỉ là ước mơ mà thôi. Cây cối không thể phát triển được trong điều kiện như vậy. Mà nếu ai đó có thể làm cho cây cối sống được trên mấy tòa nhà đó thì cứ việc, tôi không cản. Tôi nghĩ, thay vào đó , chúng ta nên bỏ thời gian và sức lực ra bảo vệ và trồng thêm nhiều cây xanh dưới mặt đất thì thiết thực hơn nhiều.
Nguồn: Quỳnh Thư – Kienviet.net (Dịch từ Archdaily)
LIÊN KẾT |