Đảo Lý Sơn giống như một ốc đảo thần tiên giấu mình trong vẻ đẹp hoang sơ giữa biển trời bao la. Nếu có dịp đến đây bạn sẽ được chiêm ngưỡng những vẻ đẹp thú vị về hòn đảo được mệnh danh là “thiên đường giữa biển khơi”, như một báu vật tự nhiên mà thiên nhiên đã ban tặng cho Quảng Ngãi. Vì lẽ đó mà không ít các doanh nghiệp và các dự án đang nhắm vào khai thác những tìm năng của nó. Họ có tham vọng biến đảo thành một đô thị biển. Đơn cử Dự án 54,6ha lấn biển Lý Sơn 1.700 tỷ đồng đang gây tranh cãi thời gian vừa qua, doanh nghiệp trình bày rất nhiều mặt tốt nhưng tại sao một số ban ngành, người dân lại phản đối nhiều đến vậy. Hãy cùng tôi nhìn nhận dưới góc nhìn về Kiến trúc cảnh quan để phân tích xem chúng ta được và mất những gì?
1. Về mặt cảnh quan: Đảo Lý Sơn- “thiên đường giữa biển khơi”
Là huyện đảo duy nhất của tỉnh Quảng Ngãi, Lý Sơn được thiên nhiên ban tặng vẻ đẹp tuyệt vời như một thiên đường giữa đại dương, ngày càng thu hút nhiều du khách.
Đảo Lý Sơn còn có tên gọi khác là Cù Lao Ré, là vết tích còn lại của 5 miệng núi lửa đã tắt. Nơi đây nổi tiếng với bãi biển trong vắt, thiên nhiên hoang sơ và con người thân thiện. Ảnh: Mai Thành Chương
Lý Sơn còn nổi tiếng là "vương quốc hành tỏi". Những mẫu ruộng trồng hành tỏi dọc ngang chia thành các ô nhiều màu sắc, nằm xen kẽ là những ngôi nhà san sát vừa cổ vừa hiện đại. Vùng biển cả mênh mông xanh ngắt, quanh năm sóng vỗ rì rào bao bọc xung quanh. Ảnh: Phê Hát. |
|
Huyện đảo Lý Sơn- Quảng Ngãi cách đất liền 15 hải lý (khoảng 27 km) và bao gồm đảo Lớn, đảo Bé, hòn Mù Cu. Trong đó, đảo Bé (hay còn gọi là đảo An Bình) là một hòn đảo có diện tích rất nhỏ với 0.69 km2 và nằm cách đảo Lớn khoảng 7 km. Lặng lẽ giữa biển khơi, đảo Bé tự tạo cho mình nét đẹp riêng của cuộc sống yên bình cùng với vẻ đẹp hoang sơ độc đáo của thiên nhiên. |
|
Nối liền giữa dãy núi đá hùng vĩ và bờ biển là bức tượng Quan Âm in trên nền trời cao xanh lồng lộng. Bức tượng là một phần trong quần thể kiến trúc chùa Hang. Người xưa đã tận dụng hang động nằm sâu trong lòng núi, sát bên bờ biển, để xây dựng nên ngôi chùa hòa hợp với cảnh thiên nhiên. Ảnh: Phê Hát. |
|
Nhìn từ Chùa Hang, hoàng hôn buông xuống, từ từ loang ra mặt biển, tạo nên khung cảnh thơ mộng, bình yên nơi đảo xa. Ảnh: Phê Hát. |
|
Sóng vỗ dập dồn trên hòn đảo thiên đường. Điện lưới quốc gia đã vươn tới nơi đây, tạo điều kiện phát triển thêm các loại hình dịch vụ, nơi nghỉ ngơi, thu hút ngày càng đông du khách. Ảnh: Hop Nguyenvan. |
|
Một góc đảo Lý Sơn xinh đẹp, một bên là núi non hùng vĩ, một bên là sóng vỗ dập dồn, xa xa là ngọn cờ khẳng định chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Ảnh: Nguyễn Thanh Hải. |
|
Bước dọc theo con đường dẫn đến biển, bạn sẽ không khỏi sửng sốt trước vẻ đẹp của bãi biển trong xanh, sóng vỗ bờ tung bọt trắng xóa, dải cát trắng mịn màng, những rặng dừa tràn đầy sức sống và những gành đá đen mun kỳ vĩ. |
|
Dự án này chồng lấn cả khu vực tiếp bờ của điện cáp ngầm nối từ đất liền ra huyện Lý Sơn nên cần có ý kiến của Điện lực Quảng Ngãi để đảm bảo an toàn tuyệt đối khu vực cáp bờ. Nếu công trình trên được xây dựng còn ảnh hưởng tới đời sống văn hóa của người dân trên khu vực bởi đây là nơi quy tụ nhiều đình làng, lăng hướng biển. Khi dự án mọc lên sẽ chắn toàn bộ các đình, lăng này và chiếm luôn phần diện tích đua thuyền truyền thống của người dân bản địa. |
|
2. Dự án 54,6ha lấn biển Lý Sơn: Chưa có trong quy hoạch
a. Nhiều vấn đề lo ngại
Ngày 15/1/2019, ông Phí Quang Hiển - Phó Giám đốc Sở TN&MT Quảng Ngãi thông tin với Đất Việt về việc vừa có văn bản ý kiến về dự án The Sea Eyes do Công ty CP Phát triển Lý Sơn đề xuất xây dựng cạnh cảng Bến Đình, xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn. Phía Sở TN&MT Quảng Ngãi nêu ra hai vấn đề về đề xuất làm dự án này: Thứ nhất là chưa phù hợp với các quy hoạch, trong đó quy hoạch mở rộng cảng Lý Sơn chưa có và quy hoạch sử dụng đất cũng chưa có phần dành cho đô thị mới.
Thứ hai là đề nghị huyện Lý Sơn khảo sát kỹ phần đất trên bờ. Nếu có phần đất đấu giá thì phải đưa ra đấu giá chứ không được đưa vào dự án. Quan điểm của Ban Thường vụ Huyện ủy Lý Sơn về dự án The Sea Eyes cũng có nhiều điều lo ngại. Ngoài vấn đề tác động môi trường thì cũng cần thẩm định về mặt an ninh quốc phòng đối với dự án The Sea Eyes.
b. Dân lo ngại mất kế sinh nhai
Theo đề xuất của doanh nghiệp, dự án The Sea Eyes có diện tích 54,65ha, nằm ở phía Nam đảo Lý Sơn, trên thềm lục địa, có 2,5km tiếp giáp với biển.
Dự án này được quy hoạch thành 2 chức năng chính và 4 phân khu. Hai chức năng chính là thương mại dịch vụ và ở; 4 phân khu là: phân khu đô thị biển, và 3 khu cộng đồng dân cư (gồm khu cộng đồng dân cư Việt, khu cộng đồng dân cư Sa Huỳnh và khu cộng đòng dân cư Chăm Pa)…
Tổng mức đầu tư của dự án là 1.713 tỷ đồng, với thời gian thực hiện là từ năm 2019 - 2022, trải qua 3 giai đoạn.
Một nhà khoa học là người trực tiếp được mời tham gia khảo sát dự án này chia sẻ với Đất Việt, dự án có tới 44ha lấn biển, nằm trên vùng khu vực có rạn san hô và khai thác rong biển của người dân trong khu vực.
Đặc biệt, dự án còn nằm trong khu vực mà UBND tỉnh Quảng Ngãi đang làm hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận Công viên địa chất toàn cầu Lý Sơn - Sa Huỳnh và khu vực khai thác rong biển của người dân trên khu vực.
Chính vì thế khi có thông tin dự án đang được xem xét thực hiện, nhiều người dân xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn đã bày tỏ sự lo lắng về công việc và cuộc sống trong tương lai. Ngày 11/12/2018, xã An Vĩnh tổ chức lấy ý kiến người dân với sự tham gia của đại diện doanh nghiệp và chính quyền huyện, kết quả đại đa số không đồng tình để thực hiện dự án.Tuy nhiên, đến ngày 12/12/2018, bất ngờ doanh nghiệp cử người ra khoan thăm dò địa chất khu vực đề xuất xây dựng The Sea Eyes buộc chính quyền địa phương phải có mặt yêu cầu tạm dừng mọi hoạt động cho đến khi có quyết định đầu tư.
Vùng san hô vừa che chắn cho đảo, vừa tạo sinh kế cho người dân
3. Cách nhìn của nhà lãnh đạo
Chiều 15.1, để làm rõ những thắc mắc của dư luận và quan điểm của cơ quan chủ đối với dự án lấn biển của công ty cổ phát triển (C.ty CP) Lý Sơn tại khu vực bảo tồn biển Lý Sơn, PV Dân Việt đã trao đổi với ông Phùng Đình Toàn - Phó chi cục trưởng Thủy sản - Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi, kiêm Giám đốc Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Lý Sơn về vấn đề này. Ông Toàn cho biết: "Khu bảo tồn được chia làm 3 khu vực là vùng lõi (quan trọng nhất), vùng phục hồi và vùng phát triển kinh tế. Vị trí triển khai dự án nằm trong vùng phục hồi sinh thái, trong đó chủ yếu là rong cỏ biển và san hô chết chứ không có san hô sống. Thời gian qua tình trạng khai thác quá mức ở vùng biển quanh đảo Lý Sơn đã gây nhiều ảnh hưởng cho tài nguyên, môi trường biển. Vì vậy việc bảo tồn để nuôi dưỡng, phục hồi hệ sinh thái biển nói chung là điều vô cùng cần thiết". |
|
Theo vị Giám đốc này, bảo tồn là giữ gìn những giá trị mà thiên nhiên ban tặng cho thế hệ mai sau, phục vụ lợi ích cộng đồng. Tuy nhiên bảo tồn không đồng nghĩa là phải giữ khư khư không cho làm gì, mà phải tạo điều kiện để kinh tế phát triển song song một cách cân đối và hài hoài. Nếu dự án lấn biển mang lại lợi ích cho cộng đồng, xã hội lớn hơn so với giữ nguyên trạng thì nên cho làm. "Để chứng minh một cách khách quan, thuyết phục về lợi ích mang lại cho cộng đồng và xã hội khi thực hiện dự án mang lại lớn hơn so với việc giữ nguyên trạng, cần một cơ quan chức năng động lập, chứ không phải từ chủ dự án đưa ra", ông Toàn bày tỏ.
Ông Toàn cũng cho biết sau khi được đưa vào khu vực bảo tồn, theo quy định dù không làm dự án thì khu vực này người dân hoàn toàn không được vào khai thác, đánh bắt. Tuy nhiên thời gian qua do chưa có chính sách hỗ trợ sinh kế cho người dân, lực lượng và phương tiện của Ban quản lý Khu bảo tồn không đủ và chưa có, nên vẫn để cho người dân ra khai thác các loại rong, đánh bắt ốc, cá...tại đây để mưu sinh. Liên quan đến dự án trên, vào chiều cùng ngày, ông Trần Minh Hoằng, Chánh văn phòng Huyện ủy và HĐND-UBND huyện Lý Sơn, cho biết: "Chính quyền huyện vừa có văn bản trả lời đồng ý việc triển khai dự án cho Sở Xây dựng tỉnh. Nhưng chính quyền Lý Sơn cũng kiến nghị các cấp ngành và chủ đầu tư cần phải giải quyết những ý kiến, thắc mắc để có sự đồng thuận cao nhất của người dân".
4. Dự án Khu Đô thị Thương mại dịch vụ THE SEA EYES
Dự án Khu đô thị thương mại dịch vụ the Sea Eyes do Công ty cổ phần phát triển Lý Sơn (thuộc Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Hợp Nghĩa) làm chủ đầu tư có diện tích hơn 54,65 ha được đề xuất nằm tại vị trí phía tây nam của đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Dự án nằm cạnh cảng Bến Đình (thuộc xã An Vĩnh) đang được xây dựng và ven tuyến cơ động của đảo. Toàn bộ diện tích, gần như dự án sẽ nằm trên thềm lục địa - vũng nước cạn. The Sea Eyes được quy hoạch thành 2 chức năng chính và 4 phân khu. Hai chức năng chính là thương mại dịch vụ và ở; 4 phân khu là: phân khu đô thị biển, và 3 khu cộng đồng dân cư (gồm khu cộng đồng dân cư Việt, khu cộng đồng dân cư Sa Huỳnh và khu cộng đòng dân cư Chăm Pa),... Tổng mức đầu tư của dự án là 1.713 tỷ đồng, thời gian thực hiện từ 2019-2022. |
|
Ông Trần Ngọc Căng - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, ký thẩm định, trình phê duyệt dự án qua văn bản số 7515/ UBND-CNXD ngày 10/12/2018. Văn bản này đề nghị các cơ quan liên quan phối hợp khẩn trương nghiên cứu, thẩm định hồ sơ đề xuất dự án và trình UBND tỉnh trước ngày 22/12/2018. Qua đánh giá, thẩm định hồ sơ, ngày 19/12/2018 UBND huyện Lý Sơn nhận định: theo quy hoạch xây dựng tỷ lệ 1/2000 huyện Lý Sơn được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 579/QĐ-UBND ngày 21/8/2017, phần giáp với cảng Bến Đình là mặt bằng dự kiến phát triển phù hợp với quy hoạch, một phần còn lại là khu vực phục hồi rong biển. |
|
Bản vẽ dự án The Sea Eyes có diện tích không phù hợp vì nằm trong khu vực bảo tồn
Vậy, vị trí xin chủ trương đầu tư một phần phù hợp với quy hoạch xây dựng tỷ lệ 1/2000, phần còn lại không phù hợp là khu vực phục hồi rong biển. UBND huyện Lý Sơn cũng đề nghị chủ đầu tư xin ý kiến Sở NN-PTNT tỉnh về khu vực phục hồi rong biển. Ngoài ra, vị trí xin thực hiện dự án của công ty cổ phần phát triển Lý Sơn một phần diện tích phía trong đường cơ động Đông Nam chồng lấn với diện tích dự án quy hoạch tỷ lệ 1/500 khu dân cư dọc đường cơ động.
5. Điều gì sẽ xảy ra nếu cho xây dựng dự án?
a. Sẽ gặp phải sự phản đối của người dân
Qua hai lần lấy ý kiến dân cư nơi bị trực tiếp ảnh hưởng về việc xây dựng khu đô thị thương mại dịch vụ The Sea Eyes hồi cuối năm 2018 và đầu năm 2019, hầu hết người dân tỏ ra lo ngại về việc triển khai dự án này. Trong văn bản báo cáo buổi tham vấn ý kiến dân ngày 11/1 tại nhà văn hóa thôn Đông (xã An Vĩnh) có 18 ý kiến chưa đồng thuận trên tổng số 21 ý kiến đóng góp. Trao đổi với bà Lê Thị Được, Bí thư chi bộ thôn Đông, xã An Vĩnh một trong những người không đồng thuận dự án cho biết: “Tôi cùng nhiều người dân không tán thành việc xây dựng dự án này. Dự án tàn phá đi một mảng hệ sinh thái biển rất lớn mà thiên nhiên ban tặng, chưa nói dự án này còn chồng chéo lên nhiều phần quy hoạch khác”.
Còn ông Phạm Thoại Tuyền (xã An Vĩnh), người có nhiều nghiên cứu, am hiểu đời sống văn hóa ở đảo Lý Sơn, cho rằng dự án sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng về đời sống tâm linh của người dân. Bởi, dự án kéo dài khoảng 2,5km che khuất hàng loạt đình, dinh - vốn được xây dựng sát biển để thờ cúng thần linh che chở người dân trên đảo. “Không chỉ vậy, nguy cơ xóa sổ đường đua thuyền, lễ hội truyền thống từ bao đời nay trên đảo để tưởng nhớ ơn đức đội Hùng binh Hoàng Sa đi làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa sẽ trở thành dĩ vãng” - ông Tuyền chia sẻ.
Theo văn bản kết luận dự án báo cáo Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi của Ban thường vụ Huyện ủy Lý Sơn; Văn bản đề nghị cần tổ chức thẩm định về quốc phòng, an ninh, đánh giá tác động môi trường, hệ sinh thái, khảo sát địa chất, nghiên cứu giải pháp nguồn nước sạch phục vụ dân cư. Đặc biệt chú trọng đến việc tôn tạo, phát huy giá trị văn hóa tinh thần, truyền thống lâu đời của cư dân không ảnh hưởng đến đường đua thuyền truyền thống của lễ hội. Đảm bảo an toàn tuyệt đối khu vực điện cáp ngầm tiếp bờ; xây dựng phương án hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, hỗ trợ an sinh xã hội cho những hộ dân trong vùng bị ảnh hưởng bởi dự án.
Khu vực biển dự kiến triển khai dự án lấn biển của công ty CP Lý Sơn
b. Triển khai không cận thận sẽ dẫn đến hậu quả
Về dự án khu đô thị The Sea Eyes, Ban quản lý công viên địa chất Lý Sơn – Sa Huỳnh ( BQL CVĐC) đã tham vấn các nhà khoa học thuộc viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, Bộ tài nguyên môi trường và có ý kiến cho rằng các dự án cần thận trọng trước khi triển khai. Nhà đầu tư nên tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm một số khu vực trên thế giới như CVĐC đảo Jeju (Hàn Quốc), đảo Oki (Nhật Bản) hoặc Langkawi (Malaysia).
Cần đánh giá về tác động của việc sang lấp, mở rộng đạo đối với hệ sinh thái động thực vật gần bờ. Khảo sát, đánh giá chi tiết địa hình đáy biển quanh đảo và mô hình hóa thay đổi của các dòng hải lưu, thủy triều do dự án gây ra và mức độ đến đảo. Với dân số trên 21.000 người như hiện nay, đảo Lý Sơn đang đối mặt với nhiều vấn đề nóng như nguồn nước ngọt, nước sạch sinh hoạt và sản xuất, rác thải môi trường, nghĩa trang và cơ sở hạ tầng khác. BQL CVĐC đề nghị nên xem xét dự án một cách toàn diện hơn để tính khả quan dự án được khả thi hơn.
Được biết, dự án The Sea Eyes rộng 54,6 ha thì có tới 44 ha lấn biển. Ngày 16/1/2019, bày tỏ với Đất Việt, PGS.TS Lê Văn Thăng - nguyên Viện trưởng Viện Tài nguyên và Môi trường cho rằng, việc xây dựng các công trình khu đô thị trên dự án công viên địa chất toàn cầu Lý Sơn - Sa Huỳnh là điều không thể chấp nhận được! Ông Thăng cho hay, với bất kỳ dự án xây dựng nào sẽ gây tác động tới môi trường, đời sống tài nguyên sinh vật. Đến khi UNESCO vào khảo sát, khu vực không đạt các tiêu chí thì sẽ không được công nhận là công viên địa chất toàn cầu. |
|
c. Ảnh hưởng lớn đến Công viên địa chất toàn cầu đang xây dựng hồ sơ gửi UNESCO công nhận.
"Điều đó sẽ gây ra sự lãng phí vì dự án công viên địa chất toàn cầu đã được xây dựng từ nhiều năm trước, bao nhiêu nhà khoa học đã vào cuộc xây dựng hồ sơ dự án cho UBND tỉnh Quảng Ngãi. Nếu giờ chỉ vì các dự án khu du lịch, nghỉ dưỡng mà không được công nhận thì rất lãng phí" - PGS.TS Lê Văn Thăng cho hay.
Miệng núi lửa Lý Sơn nhìn từ trên cao
Trước đó, đánh giá về việc các công trình xây dựng có thể làm ảnh hưởng tới di sản địa chất trên đảo Lý Sơn, ông Nguyễn Xuân Khiển - chuyên gia địa chất, khoảng sản bày tỏ: "Đã là di sản địa chất thì bất cứ công trình nào xâm hại quá mức vào tự nhiên là không được phép thế nên tôi không ủng hộ phương án xây tổ hợp khách sạn, khu nghỉ dưỡng trên ở Lý Sơn. Như thế sẽ phá vỡ toàn bộ cảnh quan của một công viên địa chất". Ông Khiển cho biết, hơn 1 năm qua có một đoàn các nhà khoa học đang làm việc ở Lý Sơn để thu thập tài liệu giúp Quảng Ngãi gửi đến UNESCO để được công nhân nơi đây là Công viên địa chất toàn cầu, hiện nay đang trong quá trình hoàn thiện. Nếu bây giờ tỉnh Quảng Ngãi cho xây dựng quần thể du lịch trên đảo Lý Sơn khi UNESCO vào đánh giá thì chắc chắn Lý Sơn sẽ không được công nhận là Công viên địa chất toàn cầu vì đã có sự xâm hại của con người tới thiên nhiên. Những thông tin này không chỉ nhằm lập hồ sơ trình UNESCO mà còn phục vụ cho công tác quy hoạch phát triển của tỉnh theo hướng bền vững hơn. Hội nghị có sự tham gia của nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế có kinh nghiệm về Công viên địa chất toàn cầu UNESCO.
Một vài thông tin về hồ sơ “Công viên địa chất Lý Sơn-Sa Huỳnh” lên UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu:
Theo phân tích kết quả điều tra khảo sát bước đầu, tỉnh Quảng Ngãi nằm ở rìa Đông Bắc của địa khu biến chất cao đa kỳ Kon Tum, là khối cấu trúc móng cổ thuộc rìa Đông Bắc của mảng Indochina, chủ yếu trồi lộ móng kết tinh Tiền Cambri do được nâng lên bóc mòn trong các giai đoạn về sau. Hoạt động magma biến chất trong khu vực rất đa dạng và phức tạp mang tính chất đa kỳ đa nhịp và có những điểm nhấn rõ nét, nhất là sau Cambri (cách đây 450 triệu năm).
Lịch sử phát triển địa chất của khu vực đa dạng, phức tạp được phân làm bảy giai đoạn: Giai đoạn Paleoproterozoi, Mesoproterozoi, Neoproterozoi-Pleozoi sớm, Paleozoi sớm - giữa, Paleozoi muộn - Mezozoi sớm, Mezozoi muộn, Cenozoi. Các thành tạo đá núi lửa bazalt thuộc khu vực Lý Sơn, TP Quảng Ngãi và huyện Bình Sơn chủ yếu thuộc hệ tầng Đại Nga và hệ tầng Túc Trưng. Kết quả cho thấy các thành tạo núi lửa thuộc các tướng phun nổ, phun trào và á núi lửa.
Ông Đặng Ngọc Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho hay việc xây dựng và phát triển Công viên địa chất Lý Sơn thành Công viên địa chất toàn cầu UNESCO sẽ tạo động lực phát triển ngành du lịch bền vững và tạo giá trị cộng đồng địa phương. Công viên địa chất Lý Sơn ban đầu được thành lập có tổng diện tích trên 100 km2, bao gồm đảo Lý Sơn và vùng phụ cận ven bờ thuộc các xã Bình Châu, Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Về sau, chương trình được mở rộng nghiên cứu ra các khu vực lân cận phức hệ thung lũng miền núi (Quảng Ngãi-Trà Bồng), bằng duyên hải (Quảng Ngãi- Sa Huỳnh) và phức hệ biển đảo (Quảng Ngãi-Lý Sơn). |
|
Qua quá trình khảo sát, nghiên cứu với sự hỗ trợ nhiều chuyên gia của Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO, các kết quả khảo sát, đánh giá giá trị di sản đã được thông tin. Theo đó, tỉnh Quảng Ngãi tập hợp nhiều giá trị địa mạo độc đáo có thể phân ra 4 cụm di sản địa mạo: Cụm di sản đảo Lý Sơn, cụm di sản ven biển phía Bắc Quảng Ngãi, cụm di sản phía Nam Quảng Ngãi, cụm di sản khu vực Trà Bồng.
Cổng Tò vò, một thắng cảnh độc đáo ở đảo Lý Sơn
Về văn hóa, Quảng Ngãi có các di sản văn hóa đa dạng, lâu đời, gồm: Di tích khảo cổ (từ thời đá cũ 30 vạn năm ở Gò Trá đến tiền Sa Huỳnh 3.000 năm), di tích văn hóa Chămpa… Ngoài ra, Quảng Ngãi còn lưu giữ truyện dân gian, lễ hội truyền thống, kỹ năng canh tác, nghề thủ công, tri thức bản địa… Cũng tại hội nghị, Ban Quản lý Công viên địa chất Lý Sơn cho biết qua tham vấn cộng đồng, cơ quan chức năng đã thống nhất trình tỉnh Quảng Ngãi việc đổi tên “Công viên địa chất Lý Sơn” là “Công viên địa chất Lý Sơn-Sa Huỳnh” (tên tiếng Anh là Ly Sơn Sa Huynh Geopark) và đang chuẩn bị trình UNESCO vấn đề này.
Ban Quản lý cũng thông tin quy hoạch dự kiến vùng Công viên địa chất Lý Sơn-Sa Huỳnh bao gồm các huyện: Lý Sơn, Bình Sơn, Trà Bồng, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Thành phố Quảng Ngãi, Mộ Đức, Đức Phổ. Sắp tới, Ban Quản lý Công viên sẽ triển khai chiến dịch truyền thông rộng khắp và tổ chức hội thảo khoa học quốc tế vào giữa năm 2019. Hồ sơ “Công viên địa chất Lý Sơn-Sa Huỳnh” để trình UNESCO sẽ được hoàn thiện vào tháng 11/2019.
d. Ảnh hưởng nghiêm trọng về đời sống tinh thần của người dân.
Như đã nói phía trên Quảng Ngãi có các di sản văn hóa đa dạng, lâu đời, gồm: Di tích khảo cổ (từ thời đá cũ 30 vạn năm ở Gò Trá đến tiền Sa Huỳnh 3.000 năm), di tích văn hóa Chămpa… Ngoài ra, Quảng Ngãi còn lưu giữ truyện dân gian, lễ hội truyền thống, kỹ năng canh tác, nghề thủ công, tri thức bản địa…dự án kéo dài khoảng 2,5km che khuất hàng loạt đình, dinh - vốn được xây dựng sát biển để thờ cúng thần linh che chở người dân trên đảo. “Không chỉ vậy, nguy cơ xóa sổ đường đua thuyền, lễ hội truyền thống từ bao đời nay trên đảo để tưởng nhớ ơn đức đội Hùng binh Hoàng Sa đi làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa sẽ trở thành dĩ vãng” - ông Tuyền chia sẻ.
Theo văn bản kết luận dự án báo cáo Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi của Ban thường vụ Huyện ủy Lý Sơn; Văn bản đề nghị cần tổ chức thẩm định về quốc phòng, an ninh, đánh giá tác động môi trường, hệ sinh thái, khảo sát địa chất, nghiên cứu giải pháp nguồn nước sạch phục vụ dân cư. Đặc biệt chú trọng đến việc tôn tạo, phát huy giá trị văn hóa tinh thần, truyền thống lâu đời của cư dân không ảnh hưởng đến đường đua thuyền truyền thống của lễ hội. Đảm bảo an toàn tuyệt đối khu vực điện cáp ngầm tiếp bờ; xây dựng phương án hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, hỗ trợ an sinh xã hội cho những hộ dân trong vùng bị ảnh hưởng bởi dự án. Cần đánh giá về tác động của việc sang lấp, mở rộng đạo đối với hệ sinh thái động thực vật gần bờ. Khảo sát, đánh giá chi tiết địa hình đáy biển quanh đảo và mô hình hóa thay đổi của các dòng hải lưu, thủy triều do dự án gây ra và mức độ đến đảo. Với dân số trên 21.000 người như hiện nay, đảo Lý Sơn đang đối mặt với nhiều vấn đề nóng như nguồn nước ngọt, nước sạch sinh hoạt và sản xuất, rác thải môi trường, nghĩa trang và cơ sở hạ tầng khác. BQL CVĐC đề nghị nên xem xét dự án một cách toàn diện hơn để tính khả quan dự án được khả thi hơn.
Bãi nước cạn, thềm lục địa là nơi tổ chức lễ hội đua thuyền truyền thống trước nguy cơ "xóa sổ" để làm khu đô thị
e. Vùng san hô che chắn cho đảo sẽ mất đi
Cách đây 5 năm, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Tỉnh ủy Quảng Ngãi tổ chức Hội thảo quốc gia “định hướng phát triển và cơ chế, chính sách đặc thù cho huyện đảo Lý Sơn”. Tại hội thảo này, các nhà khoa học hàng đầu ở Việt Nam đã có lời khuyên “không nên san lấp san hô lấn biển vì sẽ sập chân đảo Lý Sơn”. Nhưng hiện nay một doanh nghiệp ở Quảng Ngãi lạiđang rục rịch để chuẩn bị làm việc này. Tuy nhiên dự án The Sea Eyes lấn rộng ra biển và san lấp toàn bộ bãi san hô phía Nam của đảo Lý Sơn. Đây là khu vực san hô tạo ra cảnh quan rất thơ mộng và hoang sơ cho đảo Lý Sơn. Vào buổi chiều khi nước rút, bãi san hô hiện ra màu rêu xanh, mặt nước lấp lóa ánh mặt trời vàng, những chiếc thuyền nhỏ len vào các lạch phải rời ra xa để đánh lưới, phụ nữ và trẻ em tràn ra bãi san hô và bắt đầu mưu sinh bằng nghề hái rong biển, bắt ốc, mỗi người kiếm được 200 – 250 ngàn đồng sau vài tiếng đồng hồ dạo trên bãi cạn, phía ngoài rạn san hô là các loại cá phong phú...
Rạn san hô như kho báu của đảo. Chuyện nghiêm cấm san lấp san hô đảo Lý Sơn đã được đề cập cách đây 5 năm, nhưng tới giờ này đã qua cầu gió bay. Đó là Hội thảo quốc gia “Định hướng phát triển và cơ chế, chính sách đặc thù cho huyện đảo Lý Sơn”, do Ban Kinh tế Trung ương và Tỉnh ủy Quảng Ngãi phối hợp thực hiện…Hội thảo quy tụ rất nhiều nhà khoa học mang đến những công trình nghiên cứu. Đó là PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, GS.TS Lê Vinh Danh, TS Nguyễn Quang, TS Lê Đăng Doanh, PGS.TS Vũ Thanh Ca…
So với nhiều đảo, kể cả Trường Sa Lớn thì vành đai san hô của đảo Lý Sơn rất hẹp, nên bảo tuyệt đối bảo vệ
Trong hội thảo cũng đã có 1 ý kiến đề nghị mở rộng đảo bằng cách san lấp đất cát lên dải san hô. Ý kiến này đã bị đa số các nhà khoa học phản đối. Các giáo sư, tiến sĩ cho rằng, họ không bảo thủ về việc phát triển Lý Sơn, nhưng rạng san hô là chân đảo và tuyệt đối không được san lấp mở rộng mặt bằng, đẩy đảo ra sát mép vực, vì lâu ngày sóng biển sẽ đánh sập chân đảo. Theo lý giải của các nhà khoa học, chân đảo như vị thần hộ mệnh, phần lớn các đảo xa bờ đều có rạn san hô rất rộng, có những đảo có chân đảo rộng gấp 10 lần diện tích đảo. Khi sóng lớn đi qua khu vực trên sẽ bị suy yếu nên không tác động trực tiếp lên phần lục địa.
Hiện nay, rạng san hô rộng lớn ở phía Nam của đảo Lý Sơn đã tạo thêm nhiều sinh vật, cá, tôm, rong biển, trở thành nguồn sinh kế cho ngư dân địa phương, là nơi neo đậu tàu thuyền, sân chơi diễn ra các lễ hội đua thuyền, hoạt động văn hóa tâm linh. Đảo Lý Sơn đang được các nhà khoa học hoàn thành hồ sơ trình lên Unesco công nhận là Công viên địa chất toàn cầu…Ở quần đảo Hoàng Sa hiện nay, đảo Cây, đảo Quang Hòa, đảo Đá Hải Sâm, đảo Duy Mộng đều có chân đảo rộng vài km, riêng đảo Phú Lâm có phần chân đảo nối liền dài gần 10 km. |
|
KẾT LUẬN
Những doanh nghiệp nói chung và những nhà đầu tư dự án khu đô thị The Sea Eyes nói riêng đã đưa ra viễn cảnh phát triển Lý Sơn thành đô thị biển hiện đại. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã đưa ra tầm nhìn theo hướng giữ ổn định cho đảo Lý Sơn. PGS.TS Nguyễn Chu Hồi cho biết, mô hình thế giới lựa chọn hiện nay là kinh tế đảo, tức lấy môi trường sinh thái làm trọng tâm, vừa góp phần giữ sinh thái biển, đồng thời vừa tạo nguồn sinh kế cho cư dân địa phương; một số ý kiến khác đề nghị không biến đảo Lý Sơn thành đô thị biển, mà phát triển theo hướng hoang sơ như Thái Lan. Vì nhiều đảo bên Thái Lan thu hút khách du lịch bằng cách không thiết kế nặng về bê tông hóa, toàn bộ hệ thống nhà chờ, homestay, vật dụng, trang trí đều được làm bằng dừa và tạo ấn tượng mạnh. Từ đó, nhiều du khách từng đặt chân đến thường quay trở lại. Theo Ban quản lý công viên địa chất Lý Sơn – Sa Huỳnh và cả chúng tôi thì các Nhà đầu tư dự án không chỉ nhìn vào Thái Lan mà còn nên tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm một số khu vực trên thế giới như CVĐC đảo Jeju (Hàn Quốc), đảo Oki (Nhật Bản) hoặc Langkawi (Malaysia) để phát triển Đảo Lý Sơn theo hướng tích cực hơn thay vì chỉ là một viễn cảnh chỉ bằng lời nói và vẽ trên giấy.
Hãy cho tôi biết về ý kiến của bạn về dự án này. Cảm ơn các bạn!
LIÊN KẾT |