magazine
Tạp chí kiến trúc cảnh quan
Thẻ
Nguyễn Hiền Thư
Cấp 7 - 22939 điểm
HƯỚNG DẪN
Lưu ý khi thiết kế công viên thực vật ( Công viên bách thảo)

 Công viên không chỉ là mảng xanh quan trọng mà còn là nơi vui chơi, giải trí cho người dân. Có rất nhiều loại hình công viên được hình thành: công viên văn hóa, công viên giải trí, công viên nghĩa trang, công viên bách thú,... và công viên thực vật hay còn gọi là công viên bách thảo. Công viên thực vật giới thiệu một hệ sinh thái với đa dạng các loại thực vật và kèm theo đó là các hoạt động cộng đồng học tập, nghiên cứu hệ thực vật hữu ích. Đây cũng là loại hình công viên có nhiều thách thức cho nhà thiết kế cảnh quan đòi hỏi sự am hiểu rộng về kĩ năng thiết kế cũng như sự hiểu biết về sự đa dạng hệ thực vật phù hợp với khu vực.

 

 

 

I/ Ý NGHĨA:

Công viên thực vật thuộc loại hình cây xanh kỹ thuật, phục vụ cho nhu cầu riêng, vừa góp phần quan trọng trong sự bảo tồn và phát triển các loài ‘kỳ hoa-dị thảo’ , đồng thời nó còn là bảng sưu tập ‘sống’ cho các giới nghiên cứu khoa học và nhân dân có nhu cầu hiểu biết về các giống loài thực vật đặc thù khu vực và từng vùng.

Kết hợp với công tác nghiên cứu khoa học, do đặc tính ‘thiên nhiên’ vốn có, côg viên thực vật còn là nơi nghỉ ngơi, dạo chơi, thư giãn cho người dân thành phố.

Mặt khác, trong xu thế đô thị hóa hiện nay, công viên còn là một trong các mảng xanh thiết yếu của cảnh quan đô thị và góp phần quan trọng trong việc cải thiện môi sinh cho Thành phố.

 

 

Bản đồ Vườn bách thảo München-Nymphenburg

 

II/ CƠ SỞ PHÂN TÍCH, NGHIÊN CỨU KHI THIẾT KẾ

- Các giá trị:

  • Giá trị lịch sử

  • Giá trị về địa chất, thỗ nhưỡng

  • Giao thông tiếp cận đa dạng (đường thủy, đường bộ, buýt cc…)

  • Bảo tồn hệ sinh thái khu vực

  • Phát triển sự đa dạng của hệ sinh thái

  • Giá trị của hệ thực vật hiện hữu đối với khu vực

1/ Phân tích điều kiện hiện trạng khu đất:

Đây là những số liệu cơ sở ban đầu để hình thành nên phương án thiết kế phù hợp với điều kiện hiện trạng từng khu đất:

- Nghiên cứu một số yếu tố tạo cảnh quan chủ yếu như cây xanh, mặt nước (Kênh rạch, ao hồ…).

  • Nghiên cứu về hệ sinh thái, thảm thực vật địa phương.

  • Định hình các khu vườn cần có dựa vào hệ thực vật hiện hữu.

  • Nương theo tự nhiên để phát triển.

 

 

 

- Mặt đất

+ Đánh giá nền đất

+ Xác định cao độ phù hợp để xây dựng

- Địa hình khu vực

- Hiện trạng công trình khu vực

- Điều kiện tự nhiên :

+ Khí hậu

+ Thủy văn

Đánh giá về tiềm năng tài nguyên.

 

 

Công viên thực vật đóng vai trò như viện bảo tàng của khu vực thiết kế và khu vực lân cận

 

2/ Phân tích vị trí khu đất trong mối tương quan phát triển của đô thị:

a/ Công năng:

Công viên thực vật là một mô hình công viên chuyên năng cho các đô thị trong điều kiện hiện đại và tương lai ( Đối với đô thị Việt Nam 15-20 năm). Công viên thiết kế phải tổ chức được một cảnh quan thiên nhiên với hệ thống chủng loại cây phong phú và đa dạng nhất. Ở đây, công viên thực vật, chức năng chính là nghiên cứu khoa học, đồng thời kết hợp làm nơi nghỉ ngơi, vui chơi, thư giãn cuả người dân trong đô thị.

 

 

Công năng điển hình trong công viên thực vật

 

b/ Không gian cảnh quan:  

Cảnh quan trong công viên chiếm tỷ lệ khá lớn. Việc nghiên cứu đề xuất các giải pháp tổ chức cảnh quan không những nhằm mục đích phục vụ nghiên cứu khoa học đồng thời còn phục vụ khách tham quan, nhất là tạo được nét đặc trưng của lối của kiến trúc phong cảnh : Lấy thiên nhiên làm gốc để tạo nên môi trường xung quanh con người một sự hài hoà hợp lý.

c/ Giao thông:

- Vì công viên chức năng có kết hợp phục vụ khách tham quan nên các tác giả phải phân tích đánh giá , từ đó đề xuất những giải pháp về giao thông, chủ yếu là giao thông bên trong công viên với 4 loại hình đường giao thông chính:

+ Đưòng trục chính.

+ Đường trục liên tục.

+ Đường khu vực.

+ Đường phục vụ.

 

 

Đường trục chính và đường liên tục trong công viên thực vật

 

 - Nghiên cứu mối tương quan ảnh hưởng giữa giao thông và phong cảnh.

- Đặc biệt chú ý đến các giải pháp và lối thoát người khi cần thiết.

- Một số qui định:

+   Đường trục chính phải nối liền từ cổng chính qua trung tâm khu vực chức năng chính của công viên (Quảng trường khu trưng bày thực vật).

+   Đường trục liên tục phải đi qua tất cả các khu vực trong công viên và nối liền các trung tâm khu vực.

+  Đường khu vực : Hình dạng và kích thước phụ thuộc vào từng khu vực , nhưng hạn chế cắt qua đường trục liên tục hay đường trục chính.

+ Đường phục vụ : Tuỳ theo thực trạng từng khu đất bố trí cho phù hợp.

3/ Nghiên cứu và đề xuất phương án QH cơ cấu  phân khu chức năng:

Công viên Thực vật là nơi thu hút nhu cầu nghiên cứu khoa học về các loài thực vật của mọi giới, đáp ứng sự mong muốn ‘gần gũi thiên nhiên’ của một số người và sự khám phá tự nhiên muôn màu cuả trẻ em,đồng thời còn là nơi nghỉ ngơi, vui chơi, thư giãn  hiện đại bao gồm các khu vực chức năng:

 

  

 

- Khu trưng bày thực vật:                                                                                    

Đây là nơi trưng bày hổn hợp nhiều loại thực vật theo từng vùng ,từng chủng loại… dưới hai hình thức 

  • Trưng bày theo tiêu bản sống .Chiếm hầu hết diện tích khu vực.Đây còn là mảng xanh chủ yếu cũa toàn thể khu vực.Các loại cây trưng bày rất đa dạng và phong phú,kể cả việc sử dụng mặt nước để trưng bày các loài cây thủy sinh (sống dưới nước), hay bán thủy sinh (1/2 dưới nước) như: Các loài tảo(rong), lục bình, rau mác, sen , súng, thủy trúc...

  • Trưng bày theo tiêu bản khô & bảo dưỡng đặc biệt.Hình thức trưng bày nầy thường tổ chức trong nhà trưng bày hoặc nhà kính.

 

 

 

Khu phong lan, hoa cảnh:

Đây là nơi thưởng ngoạn  lý thú của khách tham quan, có thể chia làm hai khu vực riêng biệt hoặc hợp nhất, tùy ý đồ của từng tác giả.

  • Nơi trưng bày phong lan:

Trong khu vực nầy, tác giả có thể tổ chức các hình thức trưng bày phong lan đa dạng như :Phong lan trong cảnh trí thiên nhiên có non bộ bể nước …kết hợp. Hoặc ‘rừng’ phong lan với muôn sắc màu hổn tạp. Hoặc phong lan đặc thù cho từng vùng..v.v…

 

 

 

  • Nơi trưng bày hoa cảnh:

Kết hợp giửa cây tạo cảnh với các yếu tố thiên nhiên khác như đá, nước, non bộ… , các thế cây thiên nhiên hay nhân tạo (Bonsai)… tạo thành một hoa viên mang đặc trưng nghệ thuật phong phú, đầy những kỳ hoa dị thảo.

Khu hoa cảnh còn có thể kết hợp với các yếu tố vật cảnh khác như chim, thu, cá cảnh… như một mảng thiên nhiên thu nhỏ,

Ngoài ra, nơi đây có thể bố trí kết hợp các tiểu cảnh kiến trúc dân gian khác như : Cầu,quán,tiểu đình,chòi thơ,vọng lâu… để tạo thêm sự sinh động cho toàn cảnh.

Tùy điều kiện địa hình, có thể tổ chức kết hợp các loại hình cảnh quan ven mặt nước làm nơi cắm trại, nghỉ ngơi thư giản.

 - Khu vừơn cây thí nghiệm:

+  Các công trình nghiên cứu các loài thực vật. (Các phòng nghiên cứu thí nghiệm, thư viện chuyên ngành, các phòng hội thảo khoa học, tiếp khách …)

+   Có thể nằm tách biệt đối với các khu vực chức năng khác,nhưng phải được nối liền trực tiếp với khu trưng bày và với các khu vực qua đường trục liên tục.

+  Chủng loại thực vật trong khu vực là những loài, giống quí hiếm đang được nghiên cứu, lai tạo hoặc ươm trồng.

+  Phạm vi sử dụng khu vực hạn chế , chủ yếu phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu khoa học và tìm hiểu giống , loài…

+   Có thể chia nhỏ khu vực thành những vùng riêng hoặc kết hợp xen kẻ các loại hình trên vào trong một không gian cảnh quan chung… tùy ý đồ của từng tác giả.

 - Khu nghỉ ngơi, thư giãn :

+  Cũng phải có lối vào thuận tiện từ khu trung tâm hoặc tiếp cận với khu trung tâm nhằm phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi kết hợp thư giãn, giải trí nhẹ (thể thao), đối với mọilứa tuổi.

+  Các công trình trong khu nghỉ ngơi thư giãn chủ yếu là các loại hình ngoài trời gọn nhẹ như : Khu sân cỏ rộng (cỏ chịu mài mòn va đập) rợp bóng cây làm nơi nghỉ ngoài trời, chòi trú mưa, sân cầu lông , sân bóng chuyền, sân đá cầu… và có thể có một vài trò chơi thiếu nhi .

 

 

 

 - Khu phục vụ:

Giử chức năng quản lý và điều hành công viên , bải xe nhân viên,  bải đậu xe toàn công viên.

Chú ý mổi khu vực cần bố trí những bộ phận giải khát  nhẹ phục vụ du khách.

- Ngoài ra còn có các khu vườn theo chủ đề thiết kế: Vườn Bonsai, vườn Nam Bộ, vườn Nhật, vườn tượng nghệ thuật, vườn phát sáng,... tùy theo mục đích tác giả.

4/ Các mối quan hệ của công viên

a/ Mối quan hệ giữa các loài thực vật

- Sự kết hợp của các loài thực vật làm đa dạng thảm thực vật, hệ sinh thái

- Sự khác biệt của các khu vườn tạo nên sự tương phản lẫn nhau làm nổi bật, nhiều màu sác cho công viên

b/ Mối quan hệ giữa động vật hiện hữu trước và sau khi thiết kế

- Động vật hiện hữu tác động như thế nào đối với các loài thực vật? 

- Sau khi thiết kế, hệ động vật ở đây sẽ giữ lại, phát triển hay dần mất đi? Để trả lời cho câu hỏi này đồi hỏi người kiến trúc sư/ kỹ sư quan tâm và thiết kế phù hợp để hạn chế tối đa sự đa dạng sinh cảnh

c/ Mối quan hệ giữ thực vật với con người

- Thiết kế tạo ra những không gian phục vụ cho đời sống con người:

+ Khu giải trí

+ Khu nghỉ tĩnh, đường dạo 

 

 

 

+ Khu học tập, nghiên cứu, quan sát

 

  

 

- Quan tâm đế mức độ tác động của con người trong khu vực thiết kế.

5/ Qui mô và tỷ lệ các khu vực chức năng:

a/ Qui mô:

Công viên thiết kế chủ yếu phục vụ nhu cầu nghiên cứu khoa học về các loài thực vật, đồng thời phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn, giải trí của một phần cư dân thành phố trong bán kính từ 5 đến 10 KM.

 b/Các khu vực chức năng:

 -  Khu trưng bày thực vật

 -  Khu phong lan,hoa cảnh                                

  -  Khu vườn thí nghiệm

 -  Khu nghỉ ngơi, thư giãn

 -  Khu phục vụ

  • Ngoài ra, cần tham khảo thêm một số chỉ tiêu sau:

    • Diện tích chiếm đất của các công trình kiến trúc có trong công viên  ≤ 8% diện tích toàn công viên,

    • Tổng diện tích giao thông (các loại đường trong công viên) và sân bãi phải ≤ 18%

    • Tỉ lệ cây xanh ≥ 70% diện tích toàn công viên.

    • Hồ nước trong công viên nếu có chỉ nên ≤ 30% diện tích toàn công viên.

 

 

 

III/ YÊU CẦU:

  • Phân khu chức năng hợp lý, khu vực chính-phụ, tỉnh-động rỏ ràng,qui mô phù hợp.

  • Thể hiện đầy đủ các tuyến đường,các loại đường trong công viên.

  • Tự bố trí công trình kiến trúc hợp lý ở mổi khu vực chức năng và phải có mối liên hệ hài hòa giửa cảnh quan thiên nhiên và cảnh quan nhân tạo. Lấy yếu tố  cây xanh làm yếu tố chủ đạo ,các yếu tố tạo cảnh khác như mặt nước, địa hình, kiến trúc,không gian trống …là những yếu tố cần thiết cần chú ý kết hợp.

  • Có thể cải tạo địa hình theo kiểu mô phỏng tự nhiên nhưng không được phá vở cảnh quan thiên nhiên vốn có của khu vực.

  • Phải tạo được địa hình, mặt nước, kiến trúc (nên là kiến trúc ‘thô mộc’)… phong phú và đa dạng làm tiền đề cho bố cục phong cảnh

  • Chú ý hướng nắng , gió cho từng khu vực chức năng.

  • Cần chú ý kết hợp cây xanh của công viên với các loại cây ngoại vi khác như: cây xanh cách ly,cây xanh đường  phố..

  • Ngoài các đường phố ngoại vi chính , tác giả có thể tạo thêm các đường ngoại vi nếu thấy cần thiết.

  • Tránh bố trí cổng chính quá gần các ngả giao nhau của giao thông ngoại vi.

 

 

 

Công viên thực vật Adelaide

 

 

 

Bài viết được dựa vào sự nghiên cứu cũng như tham khảo tài liệu của tôi, không tránh khỏi những sai sót. Mong quý bạn đọc vui lòng chia sẻ và đóng góp  kiến thức để bài viết hoàn thiện hơn. Xin cảm ơn.

Bài viết liên quan
Được phát triển bởi
CÔNG TY CỔ PHẦN KGM VIỆT NAM
Văn phòng Canhquan.net
  Officce: 284/57 Lý Thường Kiệt, Phường 14, Quận 10, TP HCM
  0969 79 76 19 -   [email protected]
LIÊN KẾT             

 

 

 

 

 

 

Copyright © CanhQuan.Net, a member of KGM Vietnam company.
Hộp thư hỗ trợ