magazine
Tạp chí kiến trúc cảnh quan
Thẻ
Phuong Nguyen
Cấp 5 - 1391 điểm
HƯỚNG DẪN
CÁC MÔ HÌNH ĐÔ THỊ: SỰ RA ĐỜI CỦA THIẾT KẾ ĐÔ THỊ

Tạp chí xây dựng, số 8, 2010

Thiết kế đô th là một công việc không hề mới mẻ. Từ hàng ngàn năm trước, những nền văn minh cổ đại đã thiết kế và xây dựng những không gian đô thị còn đủ sức hấp dẫn nhân loại ngày nay về vẻ đẹp và cảm xúc mà chúng mang lại. Tuy nhiên, phải tới những năm cuối thập 50 của thế kỷ 20, thiết kế đô thị với tư cách một lĩnh vực chuyên môn và một ngành học ở bậc đại học mới được ra đời.

Sự ra đời của thiết kế đô thị trước hết gắn liền với sự phát triển của quy hoạch đô thị thành một ngành khoa học mới, tách rời với kiến trúc. Quy hoạch không còn là kỹ thuật thiết kế mà đã trở thành khoa học về ra quyết định (decision-making) với một loạt những khái niệm và tư duy từ các ngành khoa học xã hội (chính trị học, kinh tế học, xã hội học,v.v…). Đây là sự điều chỉnh từ phương pháp thực hành cũ khi mà quy hoạch đô thị dựa trên một cách tiếp cận hình thức nông cạn của trào lưu City Beautiful (Thành phố Tươi đẹp) mà bỏ qua gốc rễ kinh tế-xã hội của vấn đề. Sự biến đổi này đã thúc đẩy thiết kế đô th ra đời để quán xuyến yếu tố hình thức của đô thị nay không còn là mối quan tâm của các nhà quy hoạch.

Sự ra đời của thiết kế đô thị cũng gắn liền với sự sụp đổ của Chủ nghĩa hiện đại trong kiến trúc và quy hoạch tại phương Tây. Như tuyên ngôn của Le Corbusier, thành phố nay trở thành những “cỗ máy” khổng lồ nghiền nát lịch sử, cộng đồng cũng như mối dây liên hệ giữa con người và không gian sống của họ. Chính những nỗ lực hàn gắn vết thương đô thị, kiến tạo không gian sống cho con người đã xây dựng nên nền tảng lý thuyết cho ngành thiết kế đô thị.

 

Bản vẽ tay minh họa khái niệm tầm nhìn chuỗi của Gordon Cullen trong tác phẩm Cảnh quan đô thị súc tích (The concise townscape, 1961)

Năm 1961, tác phẩm The Death and Life of Great American Cities (Cái chết và cuộc sống của các thành phố lớn Hoa Kỳ) của Jane Jacobs ra đời và ngay lập tức trở thành cú sốc thực sự đối với giới quy hoạch và là phẩm kinh điển nhất của lĩnh vực thiết kế đô thị cho tới tận ngày hôm nay. Trong cuốn sách, bà chống lại cách tiếp cận của Chủ nghĩa Hiện đại và phân tích giá trị nhân bản cũng như kêu gọi bảo tồn “cuộc sống bừa bộn” của những con phố trong các khu dân cư truyền thống. Chống lại khẩu hiệu “tiêu diệt đường phố” của Le Corbusier, bà khẳng định “vỉa hè là không gian công cộng quan trọng nhất của đô thị”. Jane Jacobs còn đưa ra khái niệm kinh điển “những đôi mắt trên đường phố” (eyes on street) để nhấn mạnh rằng tính an ninh của không gian công cộng này đạt được khi có nhiều hoạt động của con người và khi những công trình “giao tiếp” với đường phố.

Cùng thời gian với Jane, Kevin Lynch cho ra đời tác phẩm The image of the City (Hình nh ca thành ph) mang lại một công cụ thiết kế đô th. Sau 5 năm nghiên cứu thông qua những phương pháp như bn đ tâm lý (mental map), tác giả tìm ra mối liên hệ của con người đối với không gian sống thông qua 5 yếu tố: tuyến, biên, giao đim, đim nhn và khu vc. Bằng cách sử dụng các yếu tố này, tác giả biện luận rằng các nhà thiết kế đô thị sẽ có được một bộ công cụ để kiến tạo những nơi chn có thể dễ dàng “đc” được bởi cư dân và thỏa mãn tâm lý của họ.

Giống Lynch, kiến trúc sư Gordorn Cullen cũng quan tâm tới cách con người cảm nhận về môi trường sống thông qua thị giác nhưng ông nhấn mạnh về tác động cảm xúc hơn là khả năng “đc” môi trường. Cullen định nghĩa thiết kế đô thị là “nghệ thuật về mối quan hệ” (the art of relationship). Cullen cho rằng con người tiếp nhận môi trường đô thị thông qua di chuyển và định vị trong môi trường đó. Từ đó ông phát triển khái niệm Tm nhìn chui (Serial Vision), trong đó giải trình các hình ảnh đô thị được coi như là một chuỗi các khám phá. Từ đó, ông cho rằng trạng thái liên quan đến vị trí của người quan sát trong môi trường, ví dụ: đây và đó, đóng và mở, sự kiềm chế và sự giải thoát,v.v…, có thể được thiết kế với tính nghệ thuật và mục đích.

Thiết kế đô thị ra đời để lấp đi khoảng trống trách nhiệm giữa kiến trúc, vốn quan tâm từng công trình đơn lẻ, và quy hoạch, vốn giờ đây tập trung vào các khía cạnh kinh tế-xã hội của đô thị. Quan trọng hơn, thiết kế đô thị đã ra đời để tạo dựng những không gian đô thị nhân bản hơn trong các thành phố hiện đại.

Nguyễn Đỗ Dũng | Công ty Tư vấn Thanh Bình

Tham khảo:

Krieger, A. and Saunders, W. eds. (2009). Urban Design. Minneapolis: University of Minnesota Press;

Lang, J. (2005). Urban Design: A typology of procedures and products. Oxford: Architectural Press;

Bài viết liên quan
Được phát triển bởi
CÔNG TY CỔ PHẦN KGM VIỆT NAM
Văn phòng Canhquan.net
  Officce: 284/57 Lý Thường Kiệt, Phường 14, Quận 10, TP HCM
  0969 79 76 19 -   [email protected]
LIÊN KẾT             

 

 

 

 

 

 

Copyright © CanhQuan.Net, a member of KGM Vietnam company.
Hộp thư hỗ trợ