magazine
Tạp chí kiến trúc cảnh quan
Thẻ
Võ Lê Lâm Bảo
Cấp 6 - 7747 điểm
HƯỚNG DẪN
Bí quyết ngủ ít không mệt dành cho kiến trúc sư

Đồ án sẽ là một ác mộng với bất kỳ một kiến trúc sư hay một sinh viên kiến trúc nào, nếu như nó làm đảo lộn thời gian biểu, khiến họ mất ăn mất ngủ, bỏ lỡ mất nhiều khoảnh khắc trong cuộc sống. Tệ hơn là ảnh hưởng đến học tập - công việc. Vậy làm thế nào để thoát tình trạng này? Việc đầu tiên cần làm đó là cải thiện giấc ngủ của bạn. Bài viết này sẽ gửi đến bạn một phương pháp đơn giản để bạn có thể thức khuya làm đồ án nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe, tỉnh táo cho ngày mới làm việc - học tập vui vẻ, hiệu quả.

 

1/ Cơ sở khoa học:

Giấc ngủ diễn ra theo từng chu kỳ. Mỗi chu kỳ giấc ngủ kéo dài khoảng 90 phút. Nếu thức dậy giữa chu kỳ, cơ thể sẽ rơi vào tình trạng mệt mỏi, uể oải. Cách ngủ khoa học và tốt nhất là tính toán sao cho bạn tỉnh giấc vào thời điểm chuyển giao của chu kỳ ngủ. Theo cách này, chỉ cần bạn ngủ 3 tiếng đồng hồ, hiệu quả tái tạo năng lượng vẫn có thể vượt trội hơn cả người ngủ dài 6-7 tiếng.

 

 

 

Một chu kỳ giấc ngủ khoảng 90 phút, và lặp lại cho tới khi thức giấc. Mỗi chu kỳ có 5 giai đoạn, với biểu hiện khác nhau như sau:

 

1. Giai đoạn ru ngủ:

Diễn ra từ 3 - 15 phút, bắt đầu ở thời điểm nhắm mắt ngủ. Thông thường trung bình là khoảng 14 phút. Ở giai đoạn này, cơ thể chuyển dần sang trạng thái ngủ nông và dễ bị đánh thức, hay giật mình.

 

2. Giai đoạn ngủ nông:

Chiếm khoảng 45-55% tổng thời gian ngủ. Mắt ngừng chuyển động, hoạt động của bộ não (sóng não) chậm hơn. Trong não thỉnh thoảng xảy ra những đợt sóng nhanh và thưa dần khi chuyển tiếp sang giai đoạn tiếp theo.

 

3. Giai đoạn ngủ sâu:

Chiếm dưới 10% tổng thời gian ngủ. Ngủ sâu là giai đoạn chuyển tiếp giữa ngủ nông và ngủ rất sâu. Ở giai đoạn này sóng não delta diễn ra rất chậm. Nhiệt độ, nhịp tim, nhịp thở, huyết áp của cơ thể đều giảm, hệ thống cơ xương khớp cũng giãn ra.

 

4. Giai đoạn ngủ rất sâu:

Giai đoạn này chiếm 12-15% tổng thời gian ngủ. Cơ thể nghỉ ngơi gần như hoàn toàn trong giai đoạn này: Nhiệt độ của cơ thể, nhịp tim, nhịp thở và huyết áp giảm xuống mức thấp nhất. Hoàn toàn không có sự chuyển động của mắt và các cơ tay, chân. Lúc này, sóng tồn tại trong bộ não hầu hết là sóng chậm delta.

 

5. Giai đoạn ngủ mơ:

Còn gọi là REM (rapid eye movement) chiếm khoảng 20-25% tổng thời gian ngủ. Những giấc mơ xuất hiện ở giai đoạn này. Cuối giai đoạn REM, cơ thể thức giấc tạm thời một vài phút sau đó nhanh chóng lặp lại chu kỳ giấc ngủ cho đến sáng.

 

 

(The Working-dead)

 

2/ Bí quyết ngủ ít không mệt:

Để có một giấc ngủ lý tưởng cần đảm bảo 2 yếu tố:

  • Ngủ đủ thời gian của một chu kỳ.
  • Thức dậy vào cuối giai đoạn 5 hoặc đầu giai đoạn 1 của chu kỳ tiếp theo.

​​​​​​​

Hãy tạm quên đi cách tính một đêm ngủ được bao nhiêu tiếng, thay vào đó hãy tính toán giấc ngủ theo công thức đơn giản sau:

Thời gian bắt đầu ngủ + 90 phút  x "n" + 14 phút = Thời gian thức giấc.

(n: có giá trị từ 3 đến 6 thì giấc ngủ của bạn sẽ lý tưởng nhất)

 

Ví dụ:

  • Nếu bạn muốn thức dậy vào 6h sáng, bạn nên đi ngủ vào lúc 20h46' (6 chu kỳ); 22h16' (5 chu kỳ); 23h46' (4 chu kỳ) hoặc 1h16' (3 chu kỳ).
  • Nếu bạn phải làm việc đến 1h sáng và phải thức dậy lúc 6h, bạn nên đi ngủ vào lúc 1h16', bạn sẽ ngủ được 3 chu kỳ.
  • Nếu bạn phải làm việc đến 3h sáng và phải thức dậy lúc 6h30, bạn nên đi ngủ vào lúc 3h16', bạn sẽ ngủ được 3 chu kỳ.

 

 

 

Áp dụng công thức này để tính toán thời gian ngủ và thức dậy phù hợp, đảm bảo bạn sẽ có giấc ngủ ngon xua tan mọi mệt mỏi dù cho có thức khuya đi chăng nữa. Chúc bạn thành công!

 

(Tổng hợp)

Bài viết liên quan
Được phát triển bởi
CÔNG TY CỔ PHẦN KGM VIỆT NAM
Văn phòng Canhquan.net
  Officce: 284/57 Lý Thường Kiệt, Phường 14, Quận 10, TP HCM
  0969 79 76 19 -   [email protected]
LIÊN KẾT             

 

 

 

 

 

 

Copyright © CanhQuan.Net, a member of KGM Vietnam company.
Hộp thư hỗ trợ