1/ Du lịch vì người nghèo:
Định nghĩa: Du lịch vì người nghèo (Pro-poor tourism) là loại hình du lịch hướng đến việc gia tăng thu nhập cho người nghèo, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Địa điểm áp dụng: Nông thôn, miền núi,...
Lý do:
- Đời sống người dân còn thấp, thu nhập hạn chế.
- Cảnh quan và tài nguyên thiên nhiên phong phú chưa được khai thác đúng mức.
Nguồn: sưu tầm
Nguyên tắc:
- Phát triển cơ sở hạ tầng.
- Tất cả các loại hình du lịch đều nên áp dụng nguyên tắc vì người nghèo.
- Giảm thiểu chi phí, nâng cao phúc lợi cho người nghèo.
- Thường xuyên thu thập và rút kinh nghiệm từ tất cả các lĩnh vực, hoạt động thực tiễn khác.
Chiến lược:
- Gia tăng phúc lợi kinh tế: Tạo công ăn việc làm cho các hộ gia đình, tạo cơ hội làm ăn cho doanh nghiệp địa phương, tạo nguồn thu chung cho địa phương…
- Gia tăng phúc lợi phi tài chính: Xây dựng năng lực, giảm thiểu tác động môi trường và xã hội, giải quyết cạnh tranh sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nâng cao đời sống từ phát triển hạ tầng.
- Tăng cường sự tham gia và cộng tác: tạo thêm chính sách hỗ trợ, sự tham gia của người nghèo trong các quyết định, huy động tư nhân tham gia dự án, tăng nguồn thông tin liên lạc…
2/ Du lịch dựa vào cộng đồng:
Định nghĩa: Du lịch dựa vào cộng đồng (Community-based tourism) là loại hình du lịch tập trung vào sự tham gia của người dân địa phương trong việc quản lý du lịch và phân phối lợi nhuận .
Địa điểm áp dụng: Tại các vùng chậm hoặc đang phát triển, có các đặc trưng văn hóa và cảnh quan địa phương
Lý do:
- Các quy định, chính sách còn hạn chế.
- Góp phần bảo tồn các nguồn tài nguyên văn hóa và thiên nhiên trước áp lực kinh tế thị trường.
Nguồn: sưu tầm
Nguyên tắc:
- Du lịch cộng đồng phải được kết nối với thị trường.
- Thiết lập các đối tác với cộng đồng như các cá nhân hay tổ chức hỗ trợ, cấp vốn.
- Xây dựng năng lực và kỹ năng liên quan thích hợp cho cộng đồng.
- Phải có sự hỗ trợ từ chính phủ, các cơ quan, tổ chức điạ phương.
- Sự phân chia phúc lợi trong cộng đồng phải công bằng.
- Phải dựa trên các nguồn tài nguyên văn hóa và thiên nhiên.
- Phải có mạng lưới giao tiếp giữa các nhóm đối tượng.
- Phải có sự tham gia các bên liên quan trong quá trình quy hoạch.
- Phải có sẵn các nguồn tài chính và kỹ thuật.
- Phải có các mục tiêu rõ ràng.
- Cách tiếp cận điểm du lịch và cộng đồng phải rõ ràng.
3/ Du lịch sinh thái:
Định nghĩa:
- Du lịch sinh thái (Ecotourism) là loại hình du lịch lữ hành có trách nhiệm đến các khu thiên nhiên, bảo tồn môi trường và mang lại phúc lợi lâu dài cho người dân địa phương. (Theo The international Ecotourism Society, 1991).
- Du lịch sinh thái là loại hình du lịch có trách nhiệm đối với môi trường ở các khu thiên nhiên tương đối còn hoang sơ với mục đích thưởng ngoạn thiên nhiên và cac giá trị văn hóa kèm theo của quá khứ và hiện tại, thúc đẩy công tác bảo tồn, có ít tác động tiêu cực đến môi trường và tạo ra các ảnh hưởng tích cực về mặt kinh tếxã hội cho cộng đồng địa phương. (Theo IUCN- Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế, 1996).
Địa điểm áp dụng: Tại các vùng thiên nhiên còn hoang sơ.
Lý do:
- Đóng góp tích cực cho công tác bảo tồn thiên nhiên và môi trường.
- Góp phần giáo dục cho cả du khách và cộng đồng địa phương về công tác bảo vệ môi trường.
Nguồn: sưu tầm
Nguyên tắc:
- Đóng góp vào công tác bảo tồn đa dạng sinh học.
- Đóng góp vào phúc lợi của cộng đồng địa phương.
- Thuyết trình và giáo dục cho du khách.
- Nêu cao ý thức trách nhiệm của du khách và của ngành du lịch.
- Diễn ra ở mức độ nhỏ với số lượng hạn chế của du khách và được điều hành bởi các công ty du lịch vừa và nhỏ.
- Yêu cầu mức tiêu thụ ít nhất về các nguồn tài nguyên không tái tạo.
- Tập trung vào sự tham gia, quyền sở hữu và các cơ hội kinh doanh của địa phương, đặc biệt cho cư dân ở nông thôn.
4/ Du lịch xanh đô thị:
Định nghĩa: Du lịch xanh đô thị là một loại hình du lịch sinh thái diễn ra trong thành phố. Đây là một hướng du lịch mang tính đột phá của du lịch sinh thái.
Địa điểm áp dụng: Tại các đô thị có nhiều cảnh quan tự nhiên đẹp và di sản văn hóa có giá trị.
Lý do:
- Góp phần bảo vệ và cải thiện môi trường đô thị.
- Giúp sản phẩm du lịch sinh thái thêm phong phú, đa dạng.
- Đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của khách du lịch.
Nguồn: sưu tầm
Nguyên tắc:
- Làm cho du khách và cư dân hiểu rõ hơn giá trị của các tài nguyên văn hóa và thiên nhiên của thành phố.
- Khuyến khích tôn trọng và bảo tồn đa dạng về văn hóa và các nguồn tài nguyên của thành phố.
- Tôn vinh nghệ thuật và di sản của địa phương.
- Bảo vệ môi trường trong lành của thành phố.
- Khuyến khích trao đổi các kinh nghiệm, kiến thức về giao tiếp xã hội, tri thức và sức khỏe.
- Hỗ trợ nền kinh tế địa phương và cộng đồng.
- Đảm bảo tính dân chủ và công bằng cho mọi người.
Chiến lược:
- Tiếp thị các cách thức du lịch xanh.
- Phát triển các công ty kinh doanh du lịch xanh.
- Xanh hóa ngành du lịch.
Nguồn: Tổng hợp
LIÊN KẾT |