1. Trung Quốc
Những bức ảnh di sản văn hóa thế giới Ruộng bậc thang tại Trung quốc được ghi lại bởi Thierry Bornier là một nhiếp ảnh gia được sinh ra tại Pháp, lớn lên ở châu Âu và New York. Từng làm việc 7 năm trong lĩnh vực tài chính, Thierry sớm nhận ra những con số không hề có sức cuốn hút với anh như vẻ đẹp của thế giới tự nhiên.
Năm 2008, Thierry đặt chân tới Trung Quốc và anh rất phấn khích khi được chuyển đến sống tại Thượng Hải, một nơi mang nền văn hóa hoàn toàn khác biệt với các nước phương Tây.
Anh chia sẻ rằng anh cảm thấy mình may mắn khi có cơ hội khám phá nhiều tỉnh thành thuộc khu vực nông thôn của Trung Quốc. Ở đó, Thierry có thể lưu lại vẻ đẹp của nhiều di sản, ghé thăm rất nhiều miền đất có nền văn hóa - lịch sử lâu đời.
Thierry khám phá nhiều miền đất của Trung Quốc, trong đó có tỉnh Vân Nam. Đó là nơi Thierry phải lòng những ruộng bậc thang trải dài trên sườn núi vùng Nguyên Dương và anh đã sớm quyết định chuyển tới đây sống.
Là một di sản văn hóa thiên nhiên thế giới do UNESCO công nhận, ruộng bậc thang của người Hà Nhì tại Hồng Hà được coi là một trong những nơi người yêu thiên nhiên phải đến một khi đã tới Trung Quốc.
Đây là khu vực có lịch sử lên tới 1.200 năm. Vùng trung tâm của ruộng bậc thang nằm ở huyện Nguyên Dương, thuộc châu Hồng Hà, miền nam tỉnh Vân Nam. Khu vực này rộng 1 triệu ha và khu vực được công nhận là di sản thế giới của UNESCO có diện tích khoảng 16.603 ha.
Ruộng bậc thang là cảnh quan ngoạn mục, nơi có các sườn núi dốc của Ai Lao Sơn cao chót vót và vực sâu hiểm trở bên dòng sông Hồng. Nước trên những thửa ruộng không bao giờ đóng băng vào mùa đông nhưng lượng nước chỉ đủ cho một mùa lúa trong năm. Kết thúc mùa gặt, từ giữa tháng 9 đến giữa tháng 11, những bậc ruộng luôn đầy ắp nước cho tới mùa cấy vào tháng 4 năm sau.
Những dải ruộng uốn lượn kéo từ núi cao xuống tận thung lũng, tạo nên những đường nét phức tạp phản chiếu lại ánh mây trời. Con người và thiên nhiên hòa hợp tạo nên một vẻ đẹp ấn tượng đầy cảm hứng. Những thửa ruộng thay đổi theo từng khoảng thời gian trong ngày và tùy vào điều kiện thời tiết.
“Điều quan trọng nhất với nhiếp ảnh phong cảnh là ánh sáng. Quyền năng trong tay, thời tiết có thể chỉ cho bạn xem những điều thật tuyệt vời khi bạn ít kì vọng nhất.
Tất cả những gì bạn cần làm là hiện diện vào đúng khoảnh khắc ấy.”, nhiếp ảnh gia người Pháp bật mí.
Thierry cũng chia sẻ rằng anh luôn nỗ lực để có thể cảm nhận sâu sắc vẻ đẹp thiên nhiên bằng thị giác, từ đó nắm bắt những nét đẹp ấy bằng cả trái tim mình.
2. Philippine
Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc đã công nhận các ruộng bậc thang tại Philippine Cordilleras là Di sản văn hóa thế giới năm 1995.
Các ruộng bậc thang tại Philippine Cordilleras là một công trình nhân tạo cổ có lịch sử từ 2000 đến 6000 năm được tìm thấy trên các núi thuộc tỉnh Ifugao. Các ruộng bậc thang này được tổ tiên những người dân bản địa sinh sống tại đây tạo nên. Các nhà nghiên cứu cho rằng những ruộng bậc thang này được xây dựng chủ yếu bằng tay vào thời kỳ còn rất ít công cụ hỗ trợ. Các ruộng bậc thang này có độ cao 1.500 mét so với mặt nước biển và có diện tích 10.360 km2. Những ruộng bậc thang này được nuôi dưỡng và tưới tiêu bằng một hệ thống thủy lợi tự nhiên là nước mưa từ trên đỉnh núi chảy xuống.
Canh tác ruộng bậc thang là loại hình canh tác độc đáo ở vùng Đông Nam Á, ruộng bậc thang là kiểu canh tác lúa nước trên địa hình đồi núi với một hệ thống thủy lợi khá tinh vi nhằm cung cấp nước cho sự sinh trưởng của cây lúa. Có thể nói loại hình canh tác ruộng bậc thang tồn tại một cách độc đáo ở các nước Đông Nam Á trong đó có Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Phillippines.
Tại Philippines ở một số địa phương như Luzon, Man Da Nao, Pan Na Wan...có tộc người Ifugao, đây là những chủ nhân sáng tạo ra loại hình canh tác vào loại độc đáo nhất thế giới này trong các hoạt động nông nghiệp truyền thống.
Trong suốt hơn 2000 năm, những cánh đồng lúa trên cao được người Ifugao từ từ xây dựng theo đường viền chạy quanh các ngọn núi và được nhân rộng trong cả một vùng lớn. Những kiến thức về canh tác được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác như là một truyền thống thiêng liêng của dân tộc.
Cho những năm đầu của thế kỷ XX, người Iflugao ở Philippines vẫn là dân tộc được các nhà khoa học, dân tộc học trên thế giới hết sức quan tâm. Các nhà khoa học đặc biệt chú ý đến tộc người này là bởi những đặc điểm riêng biệt về các tập tục cư trú cũng như những hoạt động sản xuất kinh tế, các nghi lễ tín ngưỡng và các xây dựng ruộng bậc thang của họ. Chính phủ Philippines đã có nhiều nỗ lực trong việc đồng hóa và xóa bỏ khoảng cách giữa người dân tộc Iflugao với những người dân thường ở Philippines song dường như không gì lay chuyển được tộc người này. Với dân số xấp xỉ 120.000 người sống rải rác trong một vùng rộng lớn lên đến 1.120 km2, nơi có địa hình gồ ghề, lởm chởm núi đá và nhiều mưa bão. Người dân tộc Iflugao vẫn sinh sống và canh tác trên các thửa ruộng bậc thang mà họ chính là người sáng tạo, là chủ nhân của chúng. Trong hoạt động nông nghiệp truyền thống của mình, tộc người Iflugao có sự liên hệ rất chặt chẽ với cây lúa cũng như những nghi lễ ma thuật, cúng bái xung quanh cây lúa.
Các ruộng bậc thang tại Philippine Cordilleras tại Luzon là một hình ảnh, một minh chứng cụ thể về tập tục canh tác của người dân tộc Philippines. Các ruộng bậc thang này được Unesco công nhận theo các tiêu chí:
Tiêu chí (iii): Các ruộng bậc thang tại Philippine Cordilleras là một minh chứng mạnh mẽ cho hệ thống bền vững và là hình thức lao động sản xuất lúa gạo chủ yếu của người dân tộc Ifugao trong suốt hơn 2 thiên niên kỷ.
Tiêu chí (iv): Các ruộng bậc thang tại Philippine Cordilleras là một đài tưởng niệm sống cho lịch sử lao động nhiều ngàn đời của người nông dân với các thức sản xuất truyền thống theo quy mô nhỏ nhưng lại tạo ra một hình thức làm kinh tế bền vững, ổn định dựa vào tài nguyên thiên nhiên.
Tiêu chí (v): Các ruộng bậc thang tại Philippine Cordilleras là một ví dụ nổi bật trong việc kết hợp hài hòa giữa con người và thiên nhiên.
Bên cạnh đó các ruộng bậc thang tại Philippine Cordilleras là di tích duy nhất tại Philippines không bị ảnh hưởng bởi các nền văn hóa thuộc địa. Đồng thời hệ thống các ruộng bậc thang này cũng là minh chứng quan trọng trong việc xác định những kiến thức khoa học vượt bậc của người xưa trong việc áp dụng sản xuất.
Đến nay, nếu đến Philippines, du khách quốc tế thường chọn đến thăm di sản văn hóa này bởi nơi đây không chỉ mang nhiều ý nghía về văn hóa, lịch sử mà còn là một địa danh có cảnh quan rất đẹp với một môi trường thiên nhiên trong lành tuyệt vời
3. Việt Nam
Những thửa ruộng bậc thang rực rỡ sắc màu dịp đổ nước và mùa lúa chín là những nét đẹp riêng biệt ở vùng miền núi phía bắc được các tác giả Dấu ấn Việt Nam ghi lại rất cảm xúc.
Đi để cảm nhận một mùa vàng bội thu của bà con dân tộc ở Hoàng Su Phì - Hà Giang. Dưới bàn tay tài hoa của người nông dân cần mẫn, đồng lúa đã trở thành kiệt tác nghệ thuật giữa đất trời mỗi độ thu về. Những thửa ruộng bậc thang trĩu bông vàng óng trong sắc nắng mùa thu. Ảnh: Nguyễn Anh Tuấn.
Một thung lũng hùng vĩ với những thửa ruộng bậc thang vàng ươm trải dài trên những sườn núi cheo leo. Đứng nơi đây hít thở mùi lúa chín, để thấy vẻ đẹp say đắm lòng người của quê hương đất nước. Ảnh: Nguyễn Quang Huy
Những mảng màu của lúa xanh và vàng xen kẽ những nếp nhà nhỏ chạy khắp lưng đồi, núi thật sinh động trong một nét sống giản dị, bình yên. Lúa chín vàng trên những thửa ruộng bậc thang, ánh lên trong nắng sớm làm mê mẩn bước chân của du khách khi một lần bước tới nơi đây. Ảnh: Nguyễn Anh Tuấn.
Thung lũng Lìm Mông, Cao Phạ, Mù Cang Chải, Yên Bái đẹp tựa bức tranh bởi những sóng màu xanh vàng, của mây trời xanh biếc những ngày vào vụ cấy mới. Từng đoàn người nhỏ bé giữa đất trời đang hăng say cấy, cày. Ảnh: Thong Dong.
Vẻ đẹp trong cuộc sống, lao động của người vùng cao Tây Bắc luôn gây ấn tượng mạnh mẽ cho bất cứ người nào một lần đến thăm. Những đứa trẻ giúp cha mẹ trên đồng với nụ cười trên môi. Ảnh: Nguyễn Xuân Đàm.
Những thửa ruộng bậc thang ở La Pán Tẩn thể hiện công sức lao động qua đôi bàn tay của những người dân nơi đây. Ảnh: Trần Lộc
Tại Sán Nhùng, nước về, dưới ánh chiều, những thửa ruộng như chiếc gương sáng lấp lánh. Ảnh: Phạm Ngọc Thạch.
Những thửa ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải như một tấm thổ cẩm diệu kỳ khi đứng trên Đèo Khau Phạ nhìn xuống. Ảnh: Phạm Ngọc Thạch
Hình ảnh ruộng lúa bậc thang tại Ngãi Thầu, Bát Xát. Ảnh: Nguyễn Đại.
Mùa vàng Tây Bắc được xem là mùa đẹp nhất trong năm với những làn sóng lúa vàng chất chồng nhau lên đến đỉnh trời, từng giờ từng khắc rung động bao trái tim lữ khách. Từng lớp, từng lớp sóng vàng bát ngát, trải dài từ dưới thung lũng lên sườn núi. Ảnh:Nguyễn Anh Tuấn.
Yên Bái là vùng núi Tây Bắc có ruộng bậc thang đẹp nhất nhì Việt Nam. Vào khoảng tháng 5 khi nước trên nguồn đổ về cũng là lúc bà con nông dân nơi đây chuẩn bị cho mùa vụ mới. Ảnh: Bùi Thiên Mai.
Những mảng màu của lúa xanh và vàng xen kẽ những nếp nhà nhỏ chạy khắp lưng đồi, núi thật sinh động trong một nét sống giản dị, bình yên. Lúa chín vàng trên những thửa ruộng bậc thang, ánh lên trong nắng sớm làm mê mẩn bước chân của du khách khi một lần bước tới nơi đây. Ảnh: Nguyễn Anh Tuấn.
Tây Bắc đẹp nhất trong năm vào tầm cuối tháng 5 khi những thửa ruộng vào mùa đổ nước tạo nên một bức hoạ sắc màu kỳ vĩ. Ảnh: Nguyễn Anh Tuấn.
Tại Tú Lệ, Yên Bái, khoảnh khắc sau cơn mưa chiều trên thung lũng Cao Phạ, những tia nắng cuối ngày hiện ra với sương giăng ôm núi. Cả thung lũng với những thảm lúa chìm trong tia nắng cuối ngày. Ảnh: Nguyễn Anh Tuấn.
Mỗi quốc qia là một vẻ đẹp, dù cùng là Ruộng bậc thang nhưng do đặc tính địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu mà hình thành những quang cảnh vô cùng đẹp đẽ và kỳ vỹ. Vẻ đẹp được tạo nên từ tự nhiên hòa vào sự sáng tạo, sức lao động của con người đã tạo nên nhưng si sản đáng quý của nhân loại.
LIÊN KẾT |