Những vụ việc thương tâm xảy ra tại Vạn Hạnh Mall gần đây khiến dư luận không khỏi bàng hoàng. Không chỉ là nỗi mất mát lớn đối với gia đình nạn nhân, thiệt hại kinh tế lớn với các doanh nghiệp kinh doanh ở VHM, đó còn là một lời cảnh tỉnh đối với cách chúng ta đang thiết kế và quản lý các không gian công cộng – nơi con người cần cảm thấy được kết nối và an toàn, thay vì bị cô lập trong khủng hoảng.
Thiết kế cảnh quan "chống người 44" (suicide prevention design) là một chủ đề RẤT NHẠY CẢM, thường xuất hiện trong các dự án như: cầu, tòa nhà cao tầng, công viên ven sông, bờ kè, hoặc những địa điểm có tỷ lệ 44 cao. Mục tiêu là giảm thiểu cơ hội hành động bốc đồng, và tạo ra rào cản vật lý và tâm lý để ngăn chặn hành vi 44. Việc áp dụng các thiết kế này không chỉ là trách nhiệm về an toàn công trình, mà còn là thể hiện sự thấu cảm và hiểu biết sâu sắc đối với hành vi con người.
1. Mục tiêu chính của thiết kế
2. Giải pháp vật lý (physical interventions)
- Hàng rào chắn (Physical Barriers)
- Cây xanh và cảnh quan "mềm" để cản trở hành động
- Chiếu sáng thông minh
3. Giải pháp tâm lý – thiết kế “nhắc nhở con người”
- Biển cảnh báo – thông điệp cảm xúc
“Bạn không cô đơn.”
“Hãy nói chuyện với ai đó trước khi hành động.”
“Gọi 1900 xxxx để có người lắng nghe.”
- Điện thoại khẩn cấp kết nối trực tiếp với tổng đài tư vấn tâm lý
4. Công nghệ & giám sát
Camera AI nhận diện hành vi đáng ngờ
Những vụ việc tại Vạn Hạnh Mall không chỉ cướp đi mạng người mà còn làm tổn hại sâu sắc đến tâm lý khách hàng, hoạt động thương mại và hình ảnh thương hiệu. Không gian đẹp nhưng thiếu cảm giác an toàn tinh thần là một "lỗ hổng thiết kế" mà chúng ta không thể bỏ qua. Hãy chia sẻ bài viết này đến những người làm nghề thiết kế, quản lý trung tâm thương mại và công trình công cộng. Đã đến lúc, thiết kế không chỉ để đẹp – mà còn có thể giữ lấy sinh mạng con người.
LIÊN KẾT | ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |