magazine
Tạp chí kiến trúc cảnh quan
Thẻ
Phạm THị Hoa
Cấp 5 - 2171 điểm
GIỚI THIỆU DỰ ÁN
Hệ sinh thái - phục hồi hệ sinh thái - Công viên Bishan - Singapore

Môi trường của hệ sinh thái đang bị đe dọa, mất sinh cảnh la nguyên nhân hàng đầu khiến các loài tuyệt chủng và suy giảm hệ sinh thái. Bảo tồn môi trường sống hiện tại và phục hồi môi trường sống bị suy thoái là 2 phương phấp đã được xác định áp dụng để làm chậm tốc độ suy giảm chức năng hệ sinh thái.  EO Wilson, một nhà sinh vật học, tuyên bố, " Phục hồi hệ sinh thái là phương tiện để chấm dứt con tuyệt chủng. Tôi tin rằng thể kỷ tiếp theo sẽ là kỷ nguyên phục hồi trong sinh thái học."

Bài viết này mình sẽ giới thiệu công viên Bishan - một ví dụ điển hình và thành công trong việc phục hồi hệ sinh thái tự nhiên đa dạng sinh thái được tăng cao và giúp con người gần gũi với thiên nhiên hơn.

I. HỆ SINH THÁI

Thuật ngữ hệ sinh thái được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1935 trong một ấn phẩm của nhà sinh thái học người Anh Arthur Tansley.

 

Hệ sinh thái rạn san hô và Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới trên Bán đảo Olympic ở bang Washington

 

1. Khái niệm:

Hệ sinh thái là một hệ thống mở hoàn chỉnh gồm các thành phần sống (quần xã) và các thành phần như không khí, nước, đất khoáng (gọi chung là sinh cảnh). Hệ sinh thái có thể được nghiên cứu theo hai cách khác nhau. Người ta có thể coi hệ sinh thái là hệ thống và tập hợp các loài với cấu trúc rõ ràng được điều chỉnh bởi các quy tắc chung. Các thành phần sống (sinh học) và không sống (phi sinh học) tương tác thông qua các chu trình dinh dưỡng và dòng năng lượng. Hệ sinh thái bao gồm tương tác giữa các sinh vật và giữa các sinh vật và môi trường của chúng. Hệ sinh thái có thể có kích thước bất kì nhưng mỗi hệ sinh thái có một không gian đặc biệt và có giới hạn. Một số nhà khoa học xem toàn bộ hành tinh là một hệ sinh thái.

2. Quy trình: Hệ sinh thái được kiểm soát cả bởi yếu tố bên trong và bên ngoài. Các yếu tố bên ngoài, còn được gọi là các yếu tố trạng thái, kiểm soát cấu trúc tổng thể của một hệ sinh thái và cách mọi thứ hoạt động bên trong nó, nhưng bản thân nó không bị ảnh hưởng bởi hệ sinh thái. Quan trọng nhất là khí hậu. Không giống với yếu tố bên ngoài, các yếu tố bên trong không chỉ kiểm soát các quá trình hệ sinh thái mà còn được kiểm soát bởi chúng, chúng thường chịu các vòng phản hồi, chịu kiểm soát bởi yếu tố như phân hủy, cạnh tranh hoặc che bóng, các yếu tố như xáo trộn, kế vị hoặc các loại loài hiện tại cũng là các yếu tố bên trong.

 

II. PHỤC HỒI HỆ SINH THÁI

1. Khái niệm: Phục hồi hệ sinh thái là một hoạt động có chủ đích nhằm khởi xướng hoặc thúc đẩy sự khôi phục của hệ sinh thái trong mối liên hệ tới sức khỏe, tính toàn vẹn và tính bền vững của nó. Thông thường, hệ sinh thái đòi hỏi phục hồi khi các hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp của con người làm cho nó bị thoài hóa, bị xâm hại, chuyển đổi hay bị phá hủy hoàn toàn. Trong một vài trường hợp, những tác động này tới hệ sinh thái được gây ra hoặc bị trầm trọng thêm bởi các tác nhân tự nhiên như: cháy rừng, lũ lụt, bão hoặc sự phun trào của núi lửa đến mức hệ sinh thái không thể phục hồi trạng thái ban đầu của nó hoặc theo quỹ đạo phát triển lịch sử của nó.  

2. Một số lý do để khôi phục hệ sinh thái:

-  Khôi phục vốn tự nhiên như nước uống hoặc quần thể động vật hoang dã

- Giảm thiểm biến đổi khí hậu (ví dụ thông qua cô lập Cacbon)

- Giúp các loài bị đe dọa hoặc có nguy cơ tuyệt chủng

- Lý do thẩm mỹ

- Lý do đạo đức: can thiệp của con người đã phá hủy nhiều môi trường sống một cách bất thường và gây tồn tại một nghĩa vụ phải khôi phục những môi trường sống bị phá hủy này.

3. Các thuộc tính của hệ sinh thái được khôi phục

- Hệ sinh thái được khôi phục chứa tập hợp các loài đặc trưng có trong hệ sinh thái mẫu có cấu trúc quần xã thích hợp hoàn toàn.

- Khi được khôi phục nó sẽ bao gồm các loài bản địa ở mức độ lớn nhất có thể.

- Các nhóm chức năng có sự phát triển ổn định và liên tục, ngăn chặn các nhóm xâm hại.

- Môi trường vật lí của hệ được phục hồi, phát triển theo quỹ đạo ổn định.

- Không có dấu hiệu rối loạn chức năng trong các giai đoạn phát triển

- Hệ sinh thái hợp thành một thể thống nhất thông qua sự trao đổi dòng vật chất hữu sinh và vô sinh (sinh vật sống và không sống)

- Các mối đe dọa tiềm ẩn ảnh hưởng tới sự ổn định và phát triển của hệ sinh thái được khôi phục từ cảnh quan xung quanh sẽ được loại bỏ hoặc giảm thiểu tối đa có thể.

- hệ sinh thái được phục hồi có đủ khả năng chống đỡ đối với các tác động căng thẳng theo thời gian thông thường trong môi trường của nó để giúp duy trì tính toàn vẹn của hệ sinh thái

- Hệ sinh thái được phục hồi có khả năng tự duy trì vô thời hạn dưới điều kiện môi trường chúng đang tồn tại. 

 

Phục hồi chức năng kiểm soát sinh học và kiểm soát lũ và phục hồi một phần của Johnson Creek

 

III. GIỚI THIỆU CÔNG VIÊN BISHAN - SINGAPORE

 

Vị trí công viên Bishan

 

1. Thông tin cơ bản:

  • Bishan Park nằm ở gần trung tâm Singapo, phía bắc của thủ đô Singapore

  • Bishan Park dọc trên sông Kallang.

  • Diện tích: 52 ha (trước khi tái phát triển), hiện 62 ha

  • Timeline: 10/2009 đến 2/2012, chính thức khai trương vào ngày 17/3

  • Dự án nhà thiết kế: Atelier Dreiseitl.

  • Kỹ sư dự án: CH2MHILL

  • Chủ dự án: PUB, cơ quan nước quốc gia của Singapore và Ban Công viên Quốc gi

2. Hiện trạng: 

Sông Kallang trước đây được kè bởi bê tông toàn toàn

 

Những năm 1960-70, các kênh ở Singapo đều được tạo kè bằng beton để giảm nhẹ lũ lụt. Nhưng ngày nay để đáp ứng những thách thức đặt ra bởi thời tiết và đô thị hóa ngày càng tăng thì kè beton không còn được ưa chuộng.

Tại công veien Bishan, dòng sông Kallang đã được phá vỡ kè beton trả lại một đường sông tự nhiên. Thiết kế dựa trên tiêu chí giảm ngập lụt, mọi người có thể đến gần hơn với nước và tận hưởng các hoạt động giải trí dọc theo bờ sông khi mực nước sông thấp và trong khi mưa lớn thì diện tích sông được tăng gấp đôi tạo nên một đường giao thông đường thủy cho thành phố.

Độ gồ ghề của lòng sông được tăng lên bởi đá và đất sẽ làm cho dòng chảy của sông chậm lại vì vậy nước chảy xuống hạ lưu hồ chứa marina nơi lọc nước. Khả năng thẩm thấu nước tăng và giảm vận tốc sẽ có tác dụng bảo vệ lũ lụt cho các khu đô thị dày đặc xung quanh của công viên

Các bước thực hiện:

    • Khôi phục . Tiến hành làm sạch môi trường của các khu vực nước bị ô nhiễm nhất để bảo vệ cơ bản sức khỏe, an toàn và phúc lợi.

    • Phát triển lại . Giảm nhẹ lũ lụt, cơ sở hạ tầng ven sông đặt nền tảng cho các đầu tư mới dọc theo các trung tâm và tạo sự thịnh vượng, công ăn việc làm, các tiện nghi lối sống và giải trí.

    • Reinterpret . Thiết lập các chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng và các dự án trình diễn ở mức cao nhất về thực tiễn tốt nhất bền vững, thay đổi đáng kể nhận thức đô thị và hành vi về sử dụng nước và vai trò quan trọng của nó.

 

Mặt bằng tổng thể của công viên Bishan

 

 

Hơn 60 ha không gian công viên đã được thiết kế lại để phù hợp với các hoạt động vốn có của một dòng sông kết hợp với đa dạng các hoạt động giúp con người gần gũi hơn với thiên nhiên. 

Công viên Bishan là một ví dụ đầy cảm hứng về cách công viên thành phố có thể hoạt động như cơ sở hạ tầng sinh thái, sự kết hợp thông minh của nguồn nước, quản lý lũ lụt, đa dạng sinh học, giải trí và nhờ tiếp xúc trực tiếp và kết nói cảm xúc với nước, tăng trách nhiệm của công dân đối với nước.

 

 

        • Các quy trình để xử lí và tiếp cận nước : Cleansing biotope.

        • Sử dụng phương pháp sinh thái, trồng các loại thực vật lọc nước, các kĩ thuật về sử dụng đá tự nhiên, các kĩ thuật khác để tập chung cho việc lọc nước và chống sạt lở, sói mòn bờ sông.

        • Sử dụng tái chế phần vật liệu có từ việc phá các kè beton cũ ở dọc con sông để tạo nên đồi quan sát với các bậc thang và biểu tượng của công viên.

 

 

Con người trở về sống gần gũi hơn với thiên nhiên, mang một tâm trạng thoải mái và thư giãn tránh xa những thành thị khô cứng được beton hóa và cuộc sống ồn ào náo nhiệt .

Hòa mình vào tự nhiên để vui chơi trí để học hỏi hiểu biết về giới tự nhiên và để gia đình, bạn bè được trải nghiệm gần gũi nhau hơn.

Hệ thống giám sát sông được kích hoạt đèn cảnh báo cũng như còi báo động về mức độ an toàn của nước được hoạt động để đảm bảo an toàn cho người dân khi tiếp cận với dòng sông khi nước lũ về. khi nước lớn mọi người vẫn có thể thoải mái di chuyển hoạt động trên khu vực đất cao hơn.

 

 

  • Không có động vật hoang dã nào được đưa vào công viên nhưng việc đưa dòng sông tự nhiên vào công viên đã tăng 30%.

  • 66 loài hoa dại, 59 loài chim và 22 loài chuồn chuồn đã được xác định tại Công viên Bishan; không tệ cho công viên thành phố.

  • Con sông trước đây giờ đã trở thành một con suối tự nhiên được trồng rất nhiều loài cây nước khác nhau đều tốt cho sức khỏe con người.

  • Bởi sự tươi tốt và phát triển mạnh mẽ của các loài thực vật đã thu hút rất nhiều loài chim và động vật tới đây bao gồm cả rái cá.

Một số loài chim quý cũng xuất hiện và kéo về đây sinh sống như Myavan Javan, Bulbul, Purple Heron và rất nhiều Heron Trung Quốc.

 

Thực trạng ở Việt Nam: Sông kè beton hoàn toàn và không được quan tâm sử dụng, trong khi nhu cầu rất lớn

 

Phân tích theo các tài liệu Wikipia, Ecosystem.com, Bishanpark,...

Bài viết liên quan
Được phát triển bởi
CÔNG TY CỔ PHẦN KGM VIỆT NAM
Văn phòng Canhquan.net
  Officce: 284/57 Lý Thường Kiệt, Phường 14, Quận 10, TP HCM
  0969 79 76 19 -   [email protected]
LIÊN KẾT             

 

 

 

 

 

 

Copyright © CanhQuan.Net, a member of KGM Vietnam company.
Hộp thư hỗ trợ