magazine
Tạp chí kiến trúc cảnh quan
Thẻ

Công viên đường sắt High Line ở Rail Yards, New York cũng là một trong số những “rác công nghiệp” may mắn có thể tái sử dụng chức năng.

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ nhiều mặt trái đằng sau những thành công cũng được bộc lộ. Những tòa nhà hiện đại, những đường ray cao tốc, các phương tiện ứng dụng càng xuất hiện nhiều hơn thì “rác công nghiệp” của chúng bỏ lại càng ngày càng lớn. Một nửa trong số “rác công nghiệp” đó được tái chế sử dụng, số còn lại có thể bị lãng quên. Công viên đường sắt High Line ở Rail Yards, New York cũng là một trong số những “rác công nghiệp” may mắn có thể tái sử dụng chức năng. 

 

Xuôi về phía Tây Nam dọc theo đại lộ Cầu 11, với đại lộ 11 New York, độc giả có thể nhìn thấy công viên đường sắt này. Đây là giai đoạn 3 của dự án cải tạo Công viên đường sắt bị bỏ hoang ở Rail Yards. Gắn với quá trình phát triển của lịch sử New York, nhà ga đường sắt này đã trở thành một kí ức không thể bị lãng quên. Vẫn để lại phần lịch sử vốn có của nó nhưng vẫn sử dụng tối đa được diện tích đất rộng lớn, giới chức sắc New York và các kiến trúc sư đã cố gắng đề xuất và cải tạo nhà ga này thành một Công viên cho người dân xung quanh và khách du lịch khi tới thành phố. 

GIỚI THIỆU SƠ LƯỢT

Công viên High Line trước đây là một tuyến đường sắt trên cao dài 2.4 km, đây là một đường cao tốc trên không đã bị bỏ hoang nhiều năm tại West Side Line chạy ở phía Tây Manhattan. Sau khi được công ty kiến trúc cảnh quan James Corner Field Operations thiết kế lại nó trở thành một trong những công viên được yêu thích tại thành phố New York.

Công viên High Line được khai trương vào năm 2009 và cho tới nay nơi đây là một biểu tượng trong kiến trúc cảnh quan hiện đại của thành phố. High Line không phải là một công viên theo kiểu thông thường, nơi đây không có các thảm cỏ mênh mông, những cây to và sân bóng,… nhưng nó lại mang tới ấn tượng bởi được thiết kế trên cao và chạy nhiều đoạn ngoằn ngoèo, gấp khúc qua nhiều con phố các nhau, có chỗ phình ra, thắt vào vô cùng uyển chuyển, nhẹ nhàng.

Công viên sẽ có những đặc điểm riêng của cây dại, bụi cỏ mọc khắp nơi – một khung cảnh lạ mắt của thành phố và con sông Hudson. Thiết kế này cũng giống với Central Park, dải đường để bạn dạo bộ dày đặc cây, một loại cây bụi được gọi là bụi Chelsea. Các loại cây được chăm sóc rất cẩn thận, đa số là những loài mọc tự nhiên nhưng được trồng xen kẽ với những cây khác, vì thế mà dải đường liên tục nở hoa suốt các mùa.

Các cột thép đen một thời từng chống đỡ cho đoạn đường ray cổ, hiện nay là chân đỡ cho công viên nằm trên 7,5 mét ở trên không.

Hầu hết cây cối tại công viên High Line, bao gồm 210 loài là các loài thực vật đồng cỏ gồ ghề, bụi cỏ, hoa sao và loài hoa cúc Susan cùng nhiều loài cây bản xứ Mỹ khác. 

Đoạn cuối của công viên là cả một khu rừng hỗn hợp gồm những cây bạch dương mang tới những bóng râm cho buổi chiều muộn.

Đường chân trời Midtown ẩn hiện được nhìn từ công viên

Thành công của công viên này là mang lại nét đẹp, sự độc đáo cho các con phố. Đồng thời tái hiện lại cơ sở hạ tầng lỗi thời như một không gian công cộng. Đối với bất động sản trong khu phố, giá trị của nó gia tăng. Tính tới tháng 9 năm 2014 công viên này đã thu hút gần 5 triệu lượt du khách mỗi năm.

Các đường ray cũ ẩn hiện giữa các khu vực hành lang

 

Phần lịch sử và hiện tại, tương lai được thể hiện tại khu vực này

 Các kiến trúc sư cho hay "Ở đây, chúng tôi đã được thử thách để tiếp tục xây dựng dựa trên bản sắc và thành công của High Line hiện có, nhưng bên cạnh đó phải tìm một cách khác nhau để đáp ứng với bối cảnh của thế kỷ 21 hoàn toàn mới và thậm chí cho tương lai sau này". 

Ghế ngồi ấn tượng được gắn đèn

Một loạt các bàn ghế được thiết kế để du khách có thể dừng chân. Những thiết kế này hoàn toàn thú vị, nó như là một phần mảng lát đường bị nhấc lên. Đèn được lắp đặt dưới ghế để làm nên những điểm nhấn vào ban đêm. Một khu vực nhà vệ sinh công cộng cũng được thiết kế để phục vụ những người tới công viên.

 

 Những dãy ghế trải dài đặt liền với nhau và theo từng hàng tạo nên một vùng giao lưu tụ tập tại công viên.

 

Một khu vực gần như giảng đường được thiết kế bằng gỗ được đặt tại phần phía Bắc. Không gian mới có tính năng một loạt các khu vực dã ngoại và là nơi tụ tập.

 

 Ở cuối phía bắc của công viên, một con đường thiết kế đơn giản xuất hiện các loại thực vật hoang dã như cỏ, dương xỉ mọc lên một cách tự nhiên sau khi tuyến đường sắt bị bỏ hoang vào năm 1980.

 

Nghệ sĩ Argentina, Adrián Villar Rojas đã sáng tạo một tác phẩm nghệ thuật mang tên "The Evolution of God".

Một sàn diễn ngoài trời được thiết lập phục vụ cho các chương trình biểu diễn như thời trang,các hoạt động giao lưu tại công viên.

 

 Một phần hoa được trồng đan xen với các loài thực vật như dương xỉ, cỏ mọc kể từ khi đường sắt bỏ hoang từ năm 1980.

 

 Góc nhìn mở rộng nhìn ra sông Hudson 

 

Khu vực đường sắt bỏ hoang sót lại

Bài viết liên quan
Được phát triển bởi
CÔNG TY CỔ PHẦN KGM VIỆT NAM
Văn phòng Canhquan.net
  Officce: 284/57 Lý Thường Kiệt, Phường 14, Quận 10, TP HCM
  0969 79 76 19 -   [email protected]
LIÊN KẾT             

 

 

 

 

 

 

Copyright © CanhQuan.Net, a member of KGM Vietnam company.
Hộp thư hỗ trợ